Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Thiên đường đồ cổ ở Hải hậu Nam định

Huyện ven biển, thuần nông này đang nổi như cồn hai thú chơi hết sức quý tộc là cây cảnh và đồ cổ. Cây cảnh rộ khoảng dăm bảy năm nay, hiện là cách “làm giàu không khó” của cả ngàn nông dân xứ biển, còn thú chơi đồ cũ đồ cổ từ hồi mồ ma giặc Pháp đã thịnh rồi.

Ông Lưu Chính Nghĩa, Chủ tịch Hội Cổ vật Hải Hậu, bấm đốt ngón tay thống kê huyện nhà có cỡ 50 người buôn bán cổ vật chuyên nghiệp, hàng trăm, hàng ngàn người chơi nghiệp dư.

Dưới những mái nhà cấp ba, cấp bốn bình dị, khuất lấp sau những bức tường quét vôi, quét ve dân dã là cơ man quý vật, báu vật. Nào bộ tam khẩu bình của anh Trần Văn Lưu xã Hải Phong, giá sơ sơ trên 1 tỉ. Nào bộ ghế khánh của anh Trần Văn Sơn xã Hải Phong 1 tỉ đừng hòng mong bứng về. Vượt trội lên tất cả là cái đĩa Huế tích "Khánh xuân thị tả" của anh Kim ở Hải Minh được giới chơi định giá tới 1,8 tỉ.

Tích dòng đĩa này rất độc. Theo nhà biên khảo Bùi Ngọc Tuấn thời chúa Trịnh Sâm có đặt người Tàu làm nhiều đồ sứ dưới đáy có ghi rõ từng kiểu nội phủ thị trung, nội phủ thị bắc, nội phủ thị tả, nội phủ thị hữu, nội phủ thị đoài, khánh xuân thị tả.... Từ màu men đến hoa văn đều xứng là đồ ngự dụng. Khi uy quyền lên tột đỉnh, Trịnh Sâm không hài lòng với chức chúa, mà muốn soán ngôi nhà Lê nên dệt ước mơ đó lên những hình vẽ trên đĩa như rồng có năm móng, biểu tượng độc quyền của đế vương.
Tôi được chính ông Hội trưởng kể một chuyện bán đồ cũ đồ cổ…hớ đã thành huyền thoại rằng lão Vũ Duy Xán ở xã Hải Ninh nhiều năm trước bán chiếc bình cũ với giá 1 chỉ vàng. Cũng chiếc bình ấy, người mua sang tay cho thợ buôn ở Hà Nội giá 350 cây vàng khiến cả huyện bàng hoàng tiếc.

mua đồ cũ giá rẻ tại: Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng bán đồ cũ thanh lý chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, thanh ly noi that van phong, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp

Lão Xán năm nay ngoài tám mươi vẫn khỏe mạnh, minh mẫn khi họa lại cho tôi hình cái bình nổi tiếng năm xưa của mình: “Trước tôi là trưởng phòng muối của huyện Hải Hậu. Một bận đến nhà anh Quân kế toán HTX Tiến Thắng ở xã Hải Chính chơi thấy cái bình đựng muối để trong bếp trông hay hay. Hỏi mới biết anh mang nó về từ Thái Nguyên, đi tàu xe xóc vỡ mất cả nắp. Tôi gạ mua, anh ấy nể nhưng chẳng biết giá bao nhiêu nên bảo bác cho em hai cân thịt mông sấn, tức tương đương 20.000 đồng thời ấy.

Mua đồ cũ về tôi cũng có biết là đồ cổ gì đâu mà chỉ cất trong tủ để đựng đường. Một ngày nọ có bốn người đàn ông vào nhà tôi hỏi mua chiếc tủ nhưng cứ xăm xoi cái bình rồi ra về. Ngày hôm sau, một anh tự xưng tên Bỉnh con ông Bang ở xã Hải Phúc đến hỏi mua bình tôi cũng không bán. Người này về nhà thuyết phục bố vốn là bạn thân của tôi viết một lá thư tay, đại ý: “Chú để cho anh cái bình trong tủ. Anh có mấy thằng con, một thằng mới được vào biên chế, muốn cảm ơn cấp trên mà họ chỉ thích chơi bình cổ mà thôi”. Nể người bạn già, tôi mới để lại chiếc bình với giá 1 chỉ vàng”.

Không ngờ, Bỉnh là “quân xanh” của bốn người đàn ông lạ mặt vốn là thợ săn đồ cổ chính hiệu ở Nam Định và bán lại cho họ với giá 6 chỉ vàng. Lên đến đất Hà Nội, giá chiếc bình quý đã vọt lên tới 13,7 cây vàng chứ không phải 350 cây vàng như dân đồn. Giao dịch mua bán đồ cũ đang diễn ra cả nhóm bị công an sờ gáy. Lúc mấy anh công an mặc thường phục, túi cộm máy ghi âm đến nhà ông Xán điều tra nguồn gốc chiếc bình rồi bật mí về giá trị thực của nó. Hỏi ông có tiếc không, ông chỉ thủng thẳng: “Tôi mua giá có hai cân thịt nên để lại một chỉ vàng đã lãi rồi, có gì mà tiếc?”.

Săn đồ cổ phải có cơ duyên. Anh Đỗ Văn Thiện, Chi hội phó Hội cổ vật Hải Minh kể hàng loạt sự tình cờ trời định. Như chuyến đi Tiền Hải (Thái Bình) săn đồ không được, anh vào một nhà dân xin nước uống, bỗng thấy chiếc bát Thiệu Trị niên chế (chế tác thời vua Thiệu Trị) đang đựng… cá kho. Hỏi mua, bà lão bâng quơ bảo 1 chỉ vàng. Anh trả tiền rồi ôm luôn mà chạy, về nhà có khách gạ mua ngay với giá 1,2 cây.

Như cái đồng hồ đá ngọc của một cha xứ đất Thanh - Nghệ hỏi mua do cu giá nào cũng không bán mà chỉ nhận đổi ba bộ bàn ghế gỗ trắc. Thấy cơ hội hiếm có, anh liền đánh cả ô tô ghế từ Nam Định vào để rước đồng hồ về. Hiện nó vẫn được nâng niu như một báu vật trong buồng ngủ.

Trung tâm của mọi trung tâm đồ cổ là xã Hải Minh. Ở đây, đồ cổ là một nghề mà nhiều người trưởng thành nên thầy, nên thợ từ nghiệp… đồng nát. Đồng nát Hải Minh là đồng nát xuyên quốc gia, dọc ngang khắp Bắc - Trung - Nam với những “bang hội” đông đảo, mạnh nhất là hội của dân xóm 9 với hàng trăm người. Khác với đồng nát “lông gà, lông vịt”, họ là đồng nát cao cấp, đồng nát quý tộc với con mắt tinh tường, chuyên tăm tia đồ cổ. Chuyện một đồng nát xóm 9 mua một đầu tượng Chăm cổ giá vài triệu, không ngờ nó bằng vàng nên về bán được 180 triệu đã là một thứ thuốc kích thích cực mạnh thôi thúc nhiều con em Hải Minh quang gánh lên đường.

Ngoài đồng nát, Hải Minh còn nổi tiếng với nghề làm đồ gỗ giả cổ và buôn đồ cổ. Sập gụ, tủ chè, đồng hồ côn...những thứ tưởng đã lỗi thời nhưng coi chừng, đụng vào sẽ “bỏng tay” vì giá. Đến ngay cả ngà voi xịn, có gân, có thớ (nhân tự) với giá bán xô từ 35-40 triệu/kg cũng được dân bản xứ lùng mua ngay về nếu có đơn hàng. Thợ Hải Minh chia làm hai chiếu. “Thợ chạy” mua đuổi, bán đuổi, ăn lãi mỏng ngồi chiếu dưới. Thợ “tay to” chuyên ôm găm hàng, đoàng hoàng khoanh chân ở chiếu trên.
Đến nhà ai trên đất Hải Minh cũng có thể vấp vào đồ cổ từ sập gụ, tủ chè đến hoành phi, câu đối, cuốn thư… Những chiếc tủ chè tiền tỉ, khảm ốc già, ngả xanh hoa lý hay vàng chanh khi có ánh sáng chiếu. Những chiếc sập gụ đen thẫm, bóng loáng quang dầu bao thế hệ. Những câu đối, cuốn thư lóng lánh sắc vàng mười, các sắc phong còn nguyên dấu triện. Những đồng hồ lên giây cót ODO 36/10 hay đồng hồ tủ cao to lừng lững gần chạm mái...

Ở khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận, Bạn có thể đến chợ đồ cũ thưởng thưởng để mua đồ cũ với giá thanh lý đồ cũ. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội bán (cho do cu ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét