Bước chân vào lĩnh vực dịch vụ cầm
đồ, Founder kiêm CEO F88 Phùng Anh Tuấn cho biết nhóm sáng lập đã học và nghiên
cứu rất nhiều mô hình trên thế giới với niềm tin rằng: một mô hình dịch vụ cầm
đồ đã được chứng minh thành công trên thế giới, đã hình thành nên những công ty
hàng tỷ USD cũng sẽ thành công ở Việt Nam.
Ví như Singapore có chuỗi
MoneyMax Financial Services, Cash Converters. Malaysia có chuỗi Muslim Malays,
hay Thái Lan có chuỗi cầm đồ Easy Money. Lĩnh vực dịch vụ cầm đồ của Thái Lan ước
tính có giá trị khoảng 5,3 tỷ USD vào 2013.
Theo ghi nhận của hãng Reuters, tỷ
suất lợi nhuận biên trước thuế của các chuỗi như Money Max là hơn 30% - khá cao
khi so sánh với các lĩnh vực kinh doanh tài chính khác nhờ vòng quay vốn nhanh
chóng.
Nhưng, áp nguyên mô hình thành
công ở nước ngoài thực tế lại thất bại tại Việt Nam.
“Áp nguyên mô hình thành công
trên thế giới về Việt Nam thì chết chắc!”
Chia sẻ về việc học hỏi các mô
hình thành công trên thế giới khi bắt tay làm F88, ông Phùng Anh Tuấn cho biết
nhóm sáng lập đã học hỏi và nghiên cứu rất nhiều, nhưng việc áp dụng mô hình đã
thành công vào Việt Nam đều không ổn.
Lý do không ổn thứ nhất là văn
hóa từng nước khác nhau hoàn toàn. Ở Mỹ, một cửa hàng cầm đồ có quy mô rất lớn,
rộng cả ngàn m2. Cách kinh doanh của họ là “cái gì cũng cầm”, từ chiếc máy
khoan, bức tranh, khẩu súng… miễn là họ định giá được tài sản đó có giá trị.
“Nhưng mang nguyên mô hình kiểu
này áp dụng về Việt Nam là mình chết chắc”, ông Tuấn nói.
Lý do thứ 2, mô hình ở nước ngoài
thường là Cầm đồ và Mua bán đồ cũ.
“Khách hàng mang một cái điện thoại
đến, việc đầu tiên là họ hỏi khách muốn bán bao nhiêu, chứ không phải hỏi khách
muốn vay bao nhiêu”.
“Chúng tôi đã có giai đoạn thử
làm dạng này nhưng đều không ổn”, ông Tuấn kể.
Việc áp dụng thử nghiệm trên được
tiến hành trong 6 tháng tại cơ sở F88 Đặng Dung (Hà Nội) và Hải Dương. Nhưng rồi
nhóm sáng lập phát hiện ra rằng: Nếu cứ tiếp tục thì mô hình đang theo đuổi
không khác gì làm bán lẻ.
Thay vì định hình theo mô hình cầm
đồ, Startup này sẽ sa đà vào một thị trường vô cùng rộng lớn khác, giống như đi
mở cửa hàng Thế giới Di động nhưng là bán đồ cũ vậy. Và tất cả mọi khâu từ nhân
sự, cơ cấu công ty… đều phải chạy theo mô hình mới, mở thêm một khâu rất lớn.
Bên cạnh hạn chế nội tại, khách
hàng cũng sẽ khó định vị thương hiệu F88 là gì, là tài chính hay bán lẻ, trong
khi thương hiệu cầm đồ F88 mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu.
4 yếu tố để F88 tự tin mở trăm cửa hàng và lên sàn trong 3 năm tới
Theo kế hoạch, đến năm 2020, F88
sẽ mở tới 300 cửa hàng và niêm yết trên sàn chứng khoán.
Số lượng cửa hàng của F88 ở thời
điểm hiện tại mới chỉ là 15. Dựa vào đâu mà F88 có thể tự tin với kế hoạch mở rộng
quy mô gấp 20 lần trong vòng 3 năm?
CEO F88 Phùng Anh Tuấn chia sẻ, có 4 yếu tố khiến ông rất tự tin vào kế
hoạch này
Một là, chiến lược của Startup này đã rất rõ ràng và tập trung, xác định
lĩnh vực kinh doanh chính là dịch vụ cầm đồ, không lan man.
Hai là, F88 đã hoàn thành giai đoạn cấu trúc công ty và tuyển dụng được
những nhân sự phù hợp với mô hình.
“Với một công ty, cấu trúc công
ty rất quan trọng. Cấu trúc này phải phục vụ được lĩnh vực kinh doanh tài chính
dạng bán lẻ và yêu cầu về xây dựng mô hình chuỗi. Thứ nữa, chúng tôi đã tuyển
được người giỏi và phù hợp với mô hình, giai đoạn này chúng tôi đã xong”, ông
Tuấn nói.
Ba là, chuẩn hóa được toàn bộ các quy trình kinh doanh. Với tuyên bố mở
tới 300 cửa hàng vào năm 2020 và 70 cửa hàng trong 2017, F88 phải chuẩn bị mở
được 5 – 6 cửa hàng trong vòng 1 tháng.
Việc này đồng nghĩa với việc 1
tháng phải tìm được 7 - 8 địa điểm, ký được 8 mặt bằng đáp ứng đủ tiêu chí về
giao thông thuận tiện, giá thuê hợp lý… sao cho một cửa hàng xây dựng được
trong vòng 15-20 ngày phải xong.
Bên cạnh đó, vấn đề tuyển dụng
nhân sự cho các cửa hàng mới cũng cần tính đến, kéo theo việc chuẩn hóa các quy
trình về tuyển dụng, đào tạo…
Bốn là, xây dựng được hệ thống công nghệ mạnh để không phụ thuộc vào
con người.
F88 đã IT hóa toàn bộ tất cả các
quy trình đưa lên hệ thống. Ví như quy trình kinh doanh và bán hàng. Khách hàng
vào làm hợp đồng như thế nào, ra thế nào, quản lý hợp đồng ra sao… tất cả phải
dùng công nghệ.
“Không có hệ thống công nghệ thì
không thể quản lý nổi, mà cũng chỉ có thể mở được 1-2 cửa hàng chứ đừng nói mở
đến hàng trăm cái. Hệ thống công nghệ này cũng hàng ngày cho biết cửa hàng đó
có bao nhiêu hợp đồng, trong két có bao nhiêu tiền, tài sản bao nhiêu, nợ xấu
thế nào…”, ông Tuấn chia sẻ.
“Một cửa tiệm cầm đồ của chúng
tôi trông thì đơn giản thế thôi, nhưng có nhiều thứ lắm. Chúng tôi phải làm chuẩn
chỉnh các quy trình mới dám tuyên bố mở 300 cửa hàng đến năm 2020”.
Ở Hà Nội, có môt khu chợ đồ cũ
lớn nhất hà nội đó là Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng không chỉ là địa điểm thăm quan
du lịch mà còn là nơi nội thất văn phòng, gia đình, nhà hàng, khách sạn:
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối –
đông anh – hà nội( ngay chân cầu thăng long )
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét