Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Kinh doanh quần áo cũ đem lại giá trị cao kinh tế

Ông Adam Baruchowitz, sáng lập viên của công ty đồ cũ Wearable Collections ở thành phố New York, chuyên thu thập quần áo qua sử dụng và bán cho các công ty phân loại. Các công ty này sau đó sẽ phân quần áo thành các loại để tái chế hay để xuất khẩu. Baruchowitz nói phần giá trị nhất của việc kinh doanh của công ty là việc bán quần áo cũ còn tốt. Nhưng nếu chất lượng không bảo đảm thì ngày sẽ càng có nhiều quần áo cũ đi đến bãi rác hơn là đến những thị trường đồ cũ. “Văn hóa thời trang “ăn liền” ảnh hưởng xấu tới môi trường, và nó cũng ảnh hưởng đến thị trường quần áo cũ bởi những quần áo này sẽ không được tiếp tục sử dụng nữa. Chẳng hạn hàng H&M đã qua sử dụng sẽ ít được ưa chuộng hơn một sản phẩm có chất lượng tốt hơn». Một số cửa hàng đồ cũ thậm chí còn từ chối những sản phẩm của dây chuyền cửa hàng thời trang Forever 21, H&M, Zara và Topshop... bởi chất lượng kém và giá trị bán lại thấp.

Vòng quay của thời trang chưa bao giờ nhanh hơn thế. Những nhãn hiệu thời trang lớn như Zara, Gap, Adidas đưa ra mẫu mã mới thường xuyên, một xu hướng được gọi là thời trang “ăn liền”. Công nghiệp thời trang thiết kế liên tục thay đổi theo mùa nhưng thời trang “ăn liền” có thể thay đổi hàng tuần. “Đã từng chỉ có bốn mùa trong một năm, giờ có thể có 11-15 mùa hoặc hơn nữa”, bà Tasha Lewis, giáo sư khoa Thiết kế trang phục và khoa học vải sợi tại Trường đại học Cornell (Mỹ) nói.


Quần áo được sản xuất hàng loạt ngày càng trở nên rẻ hơn, và cập nhật xu hướng mới liên tục vì thế hấp dẫn khách hàng mua nhiều hơn. H&M của Thụy Điển là nhà bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới với 4.000 gian hàng khắp thế giới và đạt doanh số 25 tỷ USD năm 2015. Theo Công ty cổ phần tài chính CIT ở New York, những nhà bán lẻ thời trang bình dân hàng đầu tăng trưởng 9,7 % một năm trong vòng năm năm qua, vượt xa mức tăng trưởng 6,8 % của các công ty thời trang truyền thống. Một báo cáo nói rằng công nghiệp thời trang toàn cầu ước đạt 1,2 nghìn tỷ USD, với 250 tỷ USD chỉ riêng ở Mỹ. Trong năm 2014, trung bình các hộ chi tiêu 1.786 USD vào quần áo và các dịch vụ liên quan.

Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn quản lý toàn cầu Mc Kinsey từ năm 2000 tới 2014, sản xuất quần áo toàn cầu tăng gấp đôi. Sự bùng nổ này tiếp tục ở tầng lớp trung lưu ở những nền kinh tế đang phát triển đông dân, nơi họ chi tiêu ngày càng nhiều vào trang phục. Ở năm nước lớn đang phát triển là Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico và Nga, việc bán quần áo tăng nhanh hơn tám lần so với Canada, Đức, Anh và Mỹ... Con số quần áo trung bình mua bán hằng năm tăng tới 60 % từ năm 2000 đến 2014, và mọi người chỉ giữ quần áo khoảng nửa thời gian so với 15 năm trước.

Nhiều phong cách, mẫu mã hơn nghĩa là mua bán và vứt bỏ cũng nhiều hơn, điều đó dẫn đến lãng phí. Nhà báo Elizabeth Cline viết trong cuốn sách “Giá thành cao ngất của thời trang rẻ tiền” rằng quần áo mặc một hai lần rồi bỏ đi đang hủy hoại môi trường và nền kinh tế. Chúng ta có xu hướng bỏ đi những trang phục thời trang sản xuất hàng loạt và rẻ tiền hơn những thứ có giá trị. Vấn đề lớn là không có đủ chỗ chứa những đồ vứt đi đó. Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, 84 % quần áo thải ra năm 2012 đi tới bãi rác hoặc lò đốt rác. Một cách mà các nước phát triển thoát khỏi những quần áo thừa thãi là đem cho các nước đang phát triển. Theo Liên hợp quốc, Mỹ là nhà xuất khẩu quần áo đã qua sử dụng lớn nhất và những nơi nhập khẩu chủ yếu là Nam Mỹ, Đông Âu, châu Phi, Trung Quốc và Ấn Độ... Nhưng với đồng đô-la mạnh và quần áo rẻ tiền có sẵn từ châu Á, nhiều người đang lo ngại rằng nhu cầu mua quần áo đã qua sử dụng sẽ giảm xuống, điều đó buộc các nước phát triển phải tìm cách khác giải quyết vấn đề này.

Chúng ta có thể làm gì?

Một số nhà bán lẻ có chương trình hỗ trợ thu thập quần áo cũ từ khách hàng để tái chế hoặc bán đồ cũ lại. H&M cho phép khách hàng mang những quần áo không còn dùng nữa đến cửa hàng, “H&M sẽ tái chế chúng và tạo ra sợi mới, và bạn sẽ được lấy voucher giảm giá tại H&M, mọi người cùng thắng”. Mục đích của công ty là “không có quần áo nào đi tới bãi rác”. Công ty thời trang Patagonia cũng tái chế và bán các sản phẩm đã qua sử dụng trong các gian hàng của họ. Bà Lewis cho rằng đây là một chiến lược kinh doanh khôn ngoan, bởi khách hàng sẽ quay lại cửa hàng, và cửa hàng sẽ có thêm một cơ hội để bán được đồ mới giá rẻ. Mặt khác, nếu những nhà sản xuất phải nghĩ về việc làm sao để tận dụng được nhiều nhất sản phẩm sau khi sử dụng, nó có thể khuyến khích họ thiết kế các sản phẩm có chất lượng tốt hơn hoặc có thể tự phân hủy để giảm gánh nặng cho môi trường.

Về phía khách hàng, cũng có nhiều trào lưu nhằm làm mới tủ quần áo mà không cần mua thêm đồ mới. Nhiều phụ nữ mê shopping giờ đưa lên mạng những video, ảnh, thông tin để bán hoặc trao đổi quần áo với mọi người. “Đây là thời của cách mạng thời trang và tôi quyết định tham gia vào trào lưu này bằng cách làm một video trên Youtube để trao đổi quần áo - Cutie PieMarza từ England nói. Cô đã trao đổi quần áo với một YouTuber từ Texas. Trào lưu này khá thịnh hành ở UK. Trước đây trong những video truyền thống, mọi người hầu hết chỉ đưa lên mạng chủ yếu để khoe những món hàng mới.

Nằm trong trào lưu cách mạng thời trang bắt đầu ở UK nhằm mục đích tăng cường nhận thức về nguồn gốc trang phục của chúng ta cũng như sự lãng phí gây ra do thói quen tiêu dùng. “Đây là một sự thay thế. Nhìn vào cách mọi người có thể làm nên những khác biệt, cách mọi người làm mới tủ quần áo mà không phải mua thêm sản phẩm mới”, Carry Somer, đồng sáng lập trào lưu này nói. Nó khuyến khích mọi người nhận thức hơn khi mua hàng. Thay vì liên tục mua quần áo mới, trào lưu này gợi ý mọi người mua từ cửa hàng quần áo cũ, tạo nên những bộ cánh mới từ quần áo cũ hay trao đổi chúng. Một số công ty đang thử nghiệm những ý tưởng mới này. Chẳng hạn cho thuê quần áo có thương hiệu cho khách hàng trả phí tháng. Những người quan tâm tới môi trường có thể đầu tư vào quần áo có giá trị cao và chất lượng tốt có thể sử dụng lâu hơn thay vì chỉ mua sản phẩm rẻ tiền.

Quý khách hàng có thể xem trực tiếp sản phẩm cũng như thông số trên website mua bán đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227  
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chuyên thu mua do cu giá cao( ngay chân cầu thăng long )
Xem thêm các mẫu sản phẩm chậu rửa bếp công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế xoay văn phòng, bep cong nghiep tại chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội.
Sưu tầm




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét