Cái chuyện cất dấu đồ cũ của mẹ
thì ai cũng biết cả rồi. Năm này qua năm khác, mẹ chẳng bỏ đi thứ gì, cái gì cũ
mà không dùng được nữa thì cất trên gác xép, nhiều lúc không đủ chỗ cất thì bà
lại nhờ hàng xóm kê cho cái miếng gỗ lên trần nhà rồi dấu trên đó. Nào là cái
chậu rách từ thời bao cấp, nào là cái vali da từ hồi sài gòn giải phóng tróc lở,
nào là cái đèn cổ lỗ sỹ từ thời Pháp thuộc, cả mấy cuốn sách viết bằng tay chữ
nhòe nhoẹt chẳng ai đọc được cũng cất trong cái hòm sắt gỉ... Thế mà bà cứ giữ
khư khư, có lần cái Hồng vứt đi cái nồi đất cũ bị bà giận cả tháng.
Vừa tụ tập đông đủ, sau bữa cơm
thì cái Hồng kéo các anh chị ra vườn chuối, thì thào: “Khổ lắm các anh chị ạ, mẹ
vẫn chứng nào tật nấy, bao nhiêu đồ mới, đồ đẹp các anh chị gửi về không xài,
toàn cất đi, xài đồ cũ. Đã thế những thứ cú rích từ cả chục năm nay vẫn cất
trong tủ, mà cái tủ cũng đầy mọt rồi. Bây giờ chị em mình bàn nhau làm sao
thanh lý hết mấy thứ đồ cổ ấy đi cho nhà cửa sạch sẽ, rồi ép mẹ dùng đồ mới”.
“Lần này có giận thì cho giận một
thể, chứ nhà cửa cứ thế này thì bí bách lắm, ở sao được. Phải làm một cuộc cách
mạng”. Cái Hồng vung tay, tỏ vẻ quyết tâm. Chị Hương, chị Hà, anh Tùng cũng dơ
tay biểu quyết. Mọi người bàn nhau phương án tác chiến. Chị Hương hiến kế: “Bây
giờ chị lấy xe đưa mẹ lên huyện mua sắm linh tinh mấy thứ, rồi đến nhà các bác
trên đó chơi, cố kéo dài đến hết ngày, bọn bay ở nhà xử lý triệt để luôn nhé”.
...Nhìn công trình của mình hoàn
thiện, mọi người đều hồ hởi. Họ vào bếp làm cơm chờ mẹ về, ai cũng chắc mẩm
nhìn căn nhà sạch sẽ thoáng đẹp thế này chắc mẹ sẽ hài lòng.
Chiều đến, mẹ về, đứng sững trước
căn nhà quen thuộc của mình. Bà hiểu ra vấn đề liền cuống cuồng chạy vào buồng
tìm cái va li cũ nhưng không thấy đâu. Chị Hà bảo mấy thứ đó sờn rách để mối mọt,
ảnh hưởng sức khỏe nên vứt cả đi rồi. Bà ngồi phịch xuống đất, mặt buồn so rồi
lên giường nằm, không nói năng nửa lời.
Chị Hương, chị Hà, anh Tùng và cả
cái Hồng sợ xanh mắt, cố an ủi nhưng không ăn thua. Mấy hôm sau, bà cũng chẳng
nói lời nào, nằm liệt giường luôn. Khi các con hỏi đến thì quay mặt vào trong,
nước mắt rơi lã chã.
Thấy phản ứng mẹ quá quyết liệt,
mấy cô con gái không biết làm thế nào đành kêu cứu ông bác. Ông bác sang thấy
thế liền gọi cả mấy đứa cháu vào rồi bảo: “Ai cũng có những kỷ niệm các cháu ạ.
Nhất là người già, bây giờ vắng con vắng cháu họ hay nghĩ lại thuở hàn vi. Những
món đồ cũ đều là kỷ niệm cả đấy. Các cháu mang vứt đi khác gì xóa sạch ký ức của
bà ấy, bà ấy sốc là phải thôi. Cái va li ấy đựng những bức thư tay của mẹ cháu
với một người lính đã hy sinh, là mối tình của mẹ cháu trước khi lấy bố cháu. Kể
cả khi bố các cháu còn sống, ông ấy cũng rất tôn trọng những kỷ niệm của bà ấy...”.
Nghe ông bác nói xong, mọi người
đều cảm thấy có lỗi. Ngay tối hôm ấy, cả mấy anh chị em túa đi tìm chị đồng nát
hôm nọ. Cũng may, cái vali cũ với đống giấy nát bên trong không bán được cho ai
nên chị đồng nát vẫn để nó ngoài vườn. Chị Hà vội cầm về cọ rửa sạch sẽ, xắp lại
những bức thư tay đã ố vàng một cách ngay ngắn rồi mang vào tạ lỗi với mẹ.
Bữa cơm tối hôm ấy, mấy chị em lại
quây quần bên mẹ. Bà kể cho họ nghe những câu chuyện xưa cũ liên quan đến những
món đồ cũ, câu chuyện bà đã kể nhiều lần nhưng trước đây các con bà đều không để
ý. Giờ họ nghe say sưa và nhận ra rằng, những ký ức luôn đi cùng vật kỷ niệm mà
ai rồi cũng sẽ mang theo và trân trọng suốt cuộc đời mình
Quý khách hàng có nhu cầu tìm những lại vật kỷ niệm, những ký ức thời
xa xưa vui lòng liên hệ và đến thăm quan CHỢ ĐỒ CŨ THƯỞNG THƯỞNG:
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ mua do cu đầu mối bắc thăng long chuyên chau
rua inox cong nghiep – hải bối –
đông anh – hà nội( ngay chân cầu thăng long ) bán chau
rua bat cong nghiep,
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét