Hỏi về việc kiếm tìm đồ cổ hiện
nay có khó không, anh Thành tiết lộ: “Muốn đồ cổ phải đến các vùng xưa kia có
Vua, Chúa cư ngụ thì mới dễ tìm, còn vào dân cũng khó rồi vì dân trí, hiểu biết
của họ giờ cũng cao, giá cũng mắc lắm. Nhưng với người chơi đồ cổ thích thì tìm
mọi cách để có nó ngay”.
Chỉ có sở thích, niềm đam mê, hay
nói cách khác phải những người “chịu chơi”,
“chịu chi” thì mới thấy hết được cái thú của giới yêu mến đồ cổ. Bởi,
người chơi đồ cổ phải lắm công , nhiều của và câu cửa miệng của giới này phải
là người cá tính… hơi “gàn dở” mới đích thực là người biết chơi đồ cổ.
Với những người chơi đồ cổ, đã
thích là "chơi", còn đã chơi, thậm chí bán cả nhà...
Qua lời giới thiệu của anh Nam -
một người trẻ tuổi cũng khá yêu thích sưu tầm đồ cổ, chúng tôi tìm đến một số
người chơi có thâm niên trong nghề.
Anh Đặng Tiến Thành (bên phải, ảnh
trên), chủ một hàng bán đồ cổ ở phố Hàng Rươi -người có thâm niên hơn 20 năm
trong nghề, cho biết: “Người chơi đồ cổ thường mất nhiều thời gian và cũng cần
“nặng túi”. Vì nếu không như thế thì có muốn chơi cũng không thể thỏa mãn được”.
Theo anh Thành, người chơi đồ cổ
có thể chơi quanh năm. Vốn kiến thức phải dày, và phải thường xuyên đi học hỏi
từ bạn bè, người trong giới để nâng tầm bản thân. Có như vậy thì mới có thể định
giá được các món đồ thanh ly do cu chính
xác và chơi mới đúng “chất” của người chuyên nghiệp.
“Mình được cái may mắn gần cụ Hải
Tu ở phố Khâm Thiên (cụ Hải không lập gia đình và đi tu nên người dân lúc đó gọi
như vậy – PV) khá nổi tiếng trong giới đồ cổ thời đó. Khi tôi mới lên 6 tuổi đã
thích sưu tầm những món đồ cũ nên cứ thế nó như thể “ngấm” vào máu rồi. Đến khi
lập gia đình, vợ mình cũng thích cùng chồng luôn” – anh Thành tâm sự.
Ngồi kế bên, chị Phạm Thị Thùy
Dung (vợ anh Thành) góp chuyện: “Cũng vì thích đồ cổ mà tôi lấy anh ấy thôi”.
Với những người chơi đồ cổ, cứ có
thời gian lại ba lô tay bị đi khắp các vùng để “săn” lùng. Tuy nhiên, không phải
cứ đi là kiếm được món đồ ưng ý.
“Giờ tìm kiếm đồ cổ không hề dễ nữa
rồi. Vì giới có tiền hiện giờ tích giữ đồ cũng nhiều, Nhà nước sưu tầm đưa về bảo
tàng, rồi bảo tàng tư nhân mọc lên như nấm… nên ngoài thị trường đồ cổ mua khó
lắm. Mấy lần rồi đi một vài nơi nhưng lại về tay không, chẳng kiếm được gì” –
anh Vũ Đức Kiên, người bán hàng ở chợ đồ cổ phố Hàng Rươi, chia sẻ.
Bán nhà… mua đồ cũ đồ cổ
Theo những người trong giới cho đồ
cổ tiết lộ, người “chịu chơi”, thậm chí bán 4 căn nhà để sắm đồ cổ có ông Nguyễn Đức Cương (ở Hoàn Kiếm – Hà Nội) – người
hơn 30 năm trong nghề này.
Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi được
tiếp chuyện với ông Cương để tìm hiểu về thú chơi khá thú vị này. Có thể cảm nhận,
đây là một người đàn ông khá hiểu biết về đồ cổ, trong đó có đồ gốm cổ.
Theo ông Cương, tại sao hiện nay
nở rộ thú chơi đồ cổ, buôn bán đồ cũ đồ cổ
vì đồ cổ, trong đó có gốm cổ xưa có một điều rất đặc biệt của công thức pha chế
men, công nghệ nung đốt sản phẩm. Còn hiện nay, người ta dùng kỹ thuật nhiều rồi
không giữ được cái tự nhiên vốn có của nó nữa.
“Nói như vậy bởi, công nghệ, công
thức pha chế để làm ra một sản phẩm gốm tốt tất cả đều do người xưa để tự
nhiên. Thậm chí, trước khi đốt lò, họ phải thắp hương để cầu an, cầu thuận như
một phần tâm linh của cuộc sống. Đó là yếu tố tự nhiên.
Rồi ngay cả khi ra lò cũng để tự
nhiên, lò nguội dần người ta mới chuyển ra như một kinh nghiệm của nghề rồi.
Ví dụ như khi đốt bằng củi, rơm,
lửa lên từ từ mới đạt được đến ngững lửa 1.000 – 1.200 độ C, rồi cần phải 3 hay
5 ngày thì ra lò, hàng sẽ đẹp, sẽ thắng. Đó cũng là tự nhiên.
Ông Nguyễn Đức Cương là một người
"chịu chơi" trong giới đồ cổ
Nhưng giờ công nghệ lò đốt bằng
gas chỉ cần vài tiếng đã đạt đến nhiệt độ chín hàng, rồi tắt gas thì nhiệt độ
xuống ngay, hàng không thể đạt chất lượng được. Cũng dễ hiểu điều này, vì yếu tố
thị trường chi phối cả mà thôi” - ông Cương chia sẻ.
Theo ông Cương, công nghệ sản xuất
gốm xưa rất công phu từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, phải lọc đất qua nhiều bể loại
bỏ tạp chất sắt, tác nhân chính làm cho sản phẩm kém chất lượng. Chất tráng men
cũng tạo ra sự khác biệt của sản phẩm gốm xưa và nay.
Nói về thú chơi đồ cổ, ông Cương
khi mới tiếp xúc không muốn nhắc đến giá trị của mỗi sản phẩm. Tuy nhiên, trong
giới đồ cổ, nhiều người biết ông là người “chịu chơi” vì đồ cổ.
“Đối với người chơi mà định giá
cái này bao nhiêu tiền, cái kia bao nhiêu tiền là vứt. Vì cái đó phụ thuộc vào
sở thích của mỗi người, nhưng đồ cổ phải là vô giá. Thế mới đúng “chất” người
chơi thực thụ. Còn mình đã chơi có khi bán nhà cũng chơi luôn” – ông Cương chia
sẻ.
Theo những người trong giới đồ cổ,
vì đam mê, yêu thích đồ cổ ông Cương đã bán 4 ngôi nhà để bổ sung cho bộ sưu tập
đồ cổ nhà mình. Ông Cương hẹn sau dịp Tết 2013, sẽ tiếp chúng tôi trong bảo
tàng tại gia của ông.
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn
Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc
thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng
( ngay chân cầu thăng long ) thanh lý tủ văn phòng,
thanh lý ghế văn phòng,
điều hòa, mua đồ cũ các loại, thanh lý bàn ghế cafe
tủ nhôm kính, thanh lý
nội thất văn phòng, bán
thiết bị bếp công nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng bếp
công nghiệp nhà hàng quán ăn, tủ nấu cơm công nghiệp
khách sạn đồ cổ giả cổ mua bán đồ cũ.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét