Hãy cùng nghe tâm sự của NSƯT Chí
Trung, một người buôn đồ cổ có hạng để biết về giới sưu tầm lạ lùng này… Rạch
ròi đồ xưa, đồ cổ ? Nhiều người vẫn cho rằng tôi là một “trùm đồ cổ”, quả thực,
đến giờ trong nhà tôi không còn đồ cổ. Đó là quan điểm rất sai lầm của những
người không hiểu về đồ cổ. Nhà tôi có đồ xưa. Trong đồ xưa có hai từ đồ cổ và đồ
cũ.
Lâu nay, người ta vẫn tò mò về những
cổ vật được gọi là cổ, một cái bát, một cái đĩa, một thanh kiếm, một cái đao, một
cái gối, một cái giường… có giá hàng nghìn, chục nghìn thậm chí cả trăm nghìn
đô. Ồ! Thật kỳ lạ, cái vật vô tri kia sao lại có giá trên trời đến như thế và
sao người ta lại đêm hôm lặn lội để tranh cướp nhau mua đồ cũ
bằng được một món đồ. Sự thật, có không ít người giàu lên ngất ngưởng từ buôn cổ
vật. Người ngoại đạo vẫn thường tò mò và thắc mắc về những người đi sưu tầm… cổ
vật.
Người ngoại đạo vẫn thường tò mò
và thắc mắc về những người đi sưu tầm… cổ vật. Hãy cùng nghe tâm sự của NSƯT
Chí Trung, một người buôn đồ cổ có hạng để biết về giới sưu tầm lạ lùng này…
Tất cả cùng một niên đại, cùng một
chất đất, cùng một bàn tay người tạo ra, cùng một thời đại lịch sử nhưng đồ cổ
và đồ cũ khác nhau mà ít người hiểu đúng. Đồ cổ là món đồ đẩy lên trở thành biểu
tượng của thời kỳ đó. Ví dụ như nhà máy sứ Hải Dương làm ra 2 triệu cái bát cho
nhân dân ăn, thì họ làm ra 10 cái bát làm quà tặng khách quý. 10 cái bát đấy trải
qua 1.000 năm nữa người ta sẽ đi tìm 1 trong 10 cái bát hoặc cả 10 cái bát hoặc
thậm chí một mảnh vỡ của giá trị đấy và cái bát này được chế tác đẹp nhất và có
góc đề để nhận ra thì đấy là đồ cổ. Cái bát được làm ra tinh xảo hơn các bát
kia. Và cái người khi đi tìm mảnh vỡ này thì thấy 2 triệu cái bát kia và tôn
lên làm đồ cổ và mua đồ cũ bán cho nhau, tạo ra giá trị
thương mại nhưng thực chất đồ ấy không phải đồ cổ. Mọi người nghĩ giá trị
thương mại của đồ cổ rất lớn, cái gì cũng có thể thành tiền. Vừa rồi một ông ở
Đắk Nông đào được 3 cái rìu đá, bảo tàng xô đến, thì chỉ trong giới biết rằng đúng
là đồ có giá trị lịch sử của văn hóa Trung Hoa chìm 700 năm, đồ đá 2.300 năm,
hoàn toàn đúng không hề sai. Nhưng mọi người không biết đồ cổ liên quan đến giá
trị thương mại vì ai cũng nghĩ cứ đồ cổ là đắt chứ không phải đồ cổ lúc nào
cũng là thương mại. Ở góc nhìn thương mại thì cái rìu đá đấy hiện nay giá trị
thương trường của nó chỉ khoảng 50.000 đồng. Bởi vì nhà tôi có vô số kể những
cái rìu như thế và nhà nào sưu tầm cổ vật cũng có hàng đống. Các rìu đồng, rìu
đá cũ kĩ này ở nhà tôi hay các nhà nào chơi đồ cổ, đồ cũ rất nhiều. Nhưng trong
hàng nghìn cái rìu đấy thì có 1-2 rìu của tướng, của vua, ấn kiếm những dao khắc
chuôi hoặc các hoa văn để tặng được gọi là đồ cổ và bán với giá cao. Còn cũng
là những đồ đó cùng niên đại gỉ sét ra, thì dù có thời gian ngủ dưới lòng đất
2.000 năm, 3.000 năm nhưng nếu không có chữ khắc thì không phải có giá trị chuyển
giao ở nhiều thế hệ mà chỉ là mấy nghìn năm trước do sơ suất để lại dưới ruộng
nương và người ta đào lên thì chỉ là đồ cũ thôi. Nhìn đồ xưa ở hai góc độ. Thứ
nhất ta chứng minh được nguồn gốc món đồ cổ được trao trong một thời kì nào đó
và trở thành một biểu tượng. Biểu tượng chuyển giao cho nhau thì ra giá trị
thương mại. Giá trị đấy có thể đẩy lên đến vài ba triệu đô. Thậm chí có những
món đồ không phải có niên đại quá lâu, chỉ ở niên đại triều đại nhà Thanh của
Trung Quốc do vua dùng cách đây khoảng 150 năm nhưng người ta vẫn bán với giá
25 – 30 triệu đô. Bởi vật đấy là vật độc bản, được làm đúng một vật do ông vua
tặng cho người con. Hoặc vật của quan tặng cho vua được làm đúng một tiêu bản
duy nhất. Những cổ vật duy nhất quý giá ấy trải qua chiến tranh loạn lạc, tưởng
như thất lạc nay tìm lại được, có những món đồ chỉ cần 150 năm hay 200 năm được
gọi là đồ cổ. Thứ hai những món đồ có niên đại 2.000 năm mà trở thành đồ dân dã
thì không thể là đồ cổ mà là đồ cũ. Nhà tôi bây giờ còn lại không phải là đồ cổ
mà là đồ xưa. Cách đây 27 năm, tôi rất nghèo vì làm diễn viên, lúc đó có phong
trào sưu tập đồ cổ, đào ở ruộng nương rồi các hang động, người ta giấu trong
quá trình loạn lạc. Có rất nhiều nhà ở Hà Nội thích sưu tầm và bày lên. Họ bày
những cái bát, những chum vại, liềm hái… lên và mọi người đinh ninh đấy là đồ cổ.
Lúc đó tôi cũng không hề có khái niệm gì về đồ cổ. Đồ cổ, đồ cũ, đồ xưa, đồ mới
là do quan niệm thôi. Nhà tôi bây giờ chỉ còn lại một đống “đổ nát hoang tàn”.
Câu chuyện “bé cái nhầm” đồ cổ Vừa rồi, cung đình Huế giữ 2 cái bình bằng vàng
ròng, mỗi cái nặng 3 cân rưỡi của ông Dương Phú Hiến, ông ấy bảo gửi cho bảo
tàng và cần thì ông tặng. 3 cân rưỡi vàng thì ở đâu cũng có thể có được, nhưng
3 cân rưỡi vàng mà cổ nếu ông có thì thế giới phải có mới đúng. Lúc đó người ta
mới ngã ngửa ra là không phải, bình vàng vua chúa mình còn không có. Vừa rồi
triển lãm báu vật cung đình của triều đình nhà Nguyễn chỉ có vài ba cái ngai là
đã thấy ghê lắm rồi chứ có 2 cái bình mà mỗi bình 3 cân rưỡi vàng lấy đâu ra. Bảo
tàng cung đình Huế là bảo tàng uy tín quốc tế, người ta triển lãm bình ở phòng
chính và đề là “2 bình cổ bằng vàng 3 cân rưỡi” là sai. Sau người ta sửa lại
thành “2 bình cổ kim loại màu vàng”. 2 bình kim loại màu vàng khác hẳn bình
vàng. Chuyện lạ về đồ cổ Tôi đã gặp rất nhiều trọc phú. Khi xuống Ninh Bình,
Nam Định tôi thăm cơ ngơi của những đại gia mới phất thời thị trường đất cát
sôi động, cách đây 4, 5 năm thì bắt gặp những lục bình cao to. Người ta bảo với
tôi: “Cái này anh mua 720 nghìn đô”, “Nhà anh có khoảng 100 bình kim loại mỗi
món giá trị 720 nghìn đô đấy…”. Tôi nghe xong và cứ cười thôi. Mục đích gì để
anh ấy nói như thế thì tôi không biết, chỉ có điều tôi ở trong nghề tôi biết
cái thời cách đây 200 năm, 300 năm, triều đại nhà Thanh cũng không có cái bình
như vậy. Lấy đâu ra. Nếu có chăng nữa thì trải qua thời gian, thế giới phải có
trước chứ không phải là mấy cái anh trọc phú mới phất này. Mà lại buồn cười hơn
là nhà anh ta có cả trăm cái bình ấy ở trong nhà. Thật nực cười. Đến cung đình
còn chẳng có và nếu có thì bảo tàng thế giới có một đôi hoặc một chiếc vỡ, một
chiếc lành đã là quý lắm rồi mà nhà anh ta lại có đến vài chục đôi bình như thế.
Có hai cách để lý giải. Một là anh ấy rất giàu và anh ta tin điều đấy là thật.
Hai là họ phải làm như thế và họ liên quan đến một số người cũng thích đồ cổ và
họ đem biếu tặng. Họ tặng những ông kia 20 nghìn, 30 nghìn đô thì ông kia không
dám nhận nhưng tặng cái cổ vật này: “Em cái 170 nghìn đô biếu bác”. Một thời
gian sau có một ông đến nhìn cái món quà tặng ấy và xuýt xoa: “Ối! đồ này hiếm
và đẹp quá! Em đang đi tìm”. Cái ông được cho đồ cổ bảo: “Tớ mua cái này 170
nghìn đô, bây giờ trả hơn tớ cho”, ông kia xoắn xuýt: “Em trả bác 220 nghìn
đô”. Một ông đi biếu, một thằng đi mua để tặng tiền. Nghĩ xem, hai ông đấy là một.
Đây là cách họ biếu nhau chăng?! Đồ cổ hay đồ cũ. Đổ mồ hôi chơi đồ cổ? Sau này
tôi mới ngộ ra một điều là không có đồ cổ như mọi người nghĩ. Khi tôi đi buôn
bán đồ cổ và mọi người đều nghĩ là đồ cổ và khi trở thành trào lưu xã hội ai
cũng muốn sưu tầm vài ba cái bát, tất nhiên có cầu thì có cung. Những ngày đấy,
tôi đi đào xới và mua bán từ Hà Nội vào Nghệ An. Có những ngày tôi phóng xe máy
vào Nghệ An, Hà Tĩnh để mua những món đồ họ đào xới với giá 1.000 đô, 2.000 đô,
về đây tôi bán được dăm, bảy chục nghìn đô. Mua vài trăm nghìn tôi bán được vài
triệu. Và khi có 4-5 người xúm vào mua món đồ giá vài triệu thì món đồ sẽ được
đẩy lên thành chục triệu và khi 10 người đến muốn mua món đồ chục triệu thì đẩy
lên thành trăm triệu. Đây là một thị trường giả. Một nhu cầu giả. Còn giá trị ấy
có thật hay không thì nó nằm ở niềm tin của chúng ta. Có những món tôi mua rồi
bán lại đến 40.000 đô, có tiền để tôi mua ôtô. Có những món tôi mua 100 nghìn
tôi bán được 10 triệu. Con đường từ 100 nghìn đến 10 triệu phải bàn sau. Mình
tin là thật và người ta tin là thật thì có giá 10 triệu. Nhưng có những món tôi
tin là thật và mua 10 triệu nhưng là đồ mới, đồ rởm bán đầy ra với giá 100
nghìn nhưng có ai biết đâu, mà làng đồ cổ luôn luôn như thế. Khi tôi bước vào
nghề sưu tầm đồ cổ này với thời gian gần 30 năm Mua đồ cũ bán như thế, tất cả những món đồ của
mình mà mọi người thích tôi bán hết rồi bởi vì tôi cần tiền để giải quyết nhu cầu
cuộc sống. Có những món đồ bán lãi và những món đồ bán lỗ. Phần lớn những món đồ
bán lãi thì giờ mới phát hiện nó là đồ mới. Và có những món đồ bán lỗ thì giờ
phát hiện không phải là đồ cổ mà chỉ là đồ cũ thôi. Ngồi nghĩ lại, khi lòng
tham tụt xuống thì tri thức tăng lên cộng với quá trình học hỏi thì phát hiện
ra nhà mình là một đống đồ nát hoang tàn, mọi người cũng đừng có mơ mộng nhiều.
Tôi yêu tiền từ đồ cổ mang lại Tôi là người không yêu đồ cổ lắm, nói hơi quá một
tí thì tôi chỉ yêu tiền từ đồ cổ mang lại. Vậy tôi không phải là nhà sưu tầm cổ
vật chân chính. Nếu như tôi là nhà sưu tầm cổ vật chân chính thì mua về suốt
ngày mân mê, ngắm nghía, ai đến trả giá bao nhiêu cũng không bán, giữ khư khư:
“Tôi gìn giữ tinh túy văn hóa”. Đấy là nhà sưu tầm cổ vật chân chính. Nhưng
cũng có khi tôi bảo tôi giữ, nhưng giữ là để bán giá cao chăng? Nhưng để tồn tại
27 năm, để bỏ tiền ra, để bây giờ nhà đầy hết cả 7 tủ đồ cổ với hàng ngàn món
thì không thể nói là không yêu. Ngày xưa tôi vẫn thường nói với bạn có những
món bán đi rồi, lãi rồi nhưng vẫn chưa chứng minh nó là đồ cổ đâu? Ngay các nhà
học thuật, các nhà sử học, họ có kinh nghiệm, họ có những câu trả lời chính xác
nhưng cũng có những nhà sử học nặng về buôn bán nhưng nhiều khi họ cũng phải uốn
suy nghĩ, để làm sao có lợi nhuận cho họ. Tôi là người yêu thích bộ môn đồ xưa.
Tôi cũng có thành công nhất định và nhiều thất bại đau thương. Trong nhà tôi giờ
còn nhiều món đồ xưa cũ, như bát đĩa, dao găm, súng lục, vòng cổ, vòng tay… đồ
đồng, đất, đá, sành… của dân tộc sống hàng trăm, nghìn năm. Người ta bảo gối
này của Vua Thành Thái nằm, thì cứ vu như thế chứ ai còn sống, nhân chứng lịch
sử đâu mà biết được Vua Thành Thái nằm gối nào. Tất cả đồ cổ là ở mỗi người.
Nghề này lợi nhuận quá lớn và kèm theo không ít hệ lụy Tôi đã qua thời kỳ đấy
và gửi gắm lại, nếu bạn yêu thích đồ cổ thật sự, bạn yêu các giá trị, bạn chọn
hai cách. Một là bạn hãy yêu đúng nghĩa là nhà sưu tập cổ vật chân chính. Hai
là nếu bạn yêu cổ vật để ra giá trị thương mại thì tôi khuyên bạn đừng làm tất
cả mọi điều vì miếng cơm, manh áo của bạn. Bởi vì nếu bạn mua cổ vật về chỉ để
kiếm lời thì nó không tồn tại trong cái nghề này. Bởi vì nghề này thật sự vô
cùng khắc nghiệt. Nhiều nơi mời tôi vào hội làng nghề sưu tầm đồ cổ nhưng tôi
không vào bởi đơn giản một điều, nghề này thặng dư lớn quá nên nhiều khi anh mất
em, bố mất con, chú mất cháu, bạn bè mất nhau. Để thặng dư lớn, lợi nhuận cao họ
có thể đang là bạn bè rất thân nhưng hoàn toàn có thể trở thành kẻ xảo trá, lọc
lừa. Trong làng đồ mới, làng điện tử, mọi thứ làng thì không có văn hóa đấy
nhưng trong làng đồ cổ thì tôi đã nhìn thấy văn hóa đấy, nên tôi không thể yêu,
không thể sống hết lòng, không đầu tư cho quan hệ lắm. Nói tóm lại tôi là một kẻ
ngoại đạo. * Ghi theo lời của NSƯT Chí Trung, một người nổi tiếng sưu tầm cổ vật
Website: thanh lý đồ cũ
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ bán đồ cũ
đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế
văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) thanh lý tủ văn phòng,
thanh lý ghế văn phòng,
điều hòa, mua đồ cũ các loại, thanh lý bàn ghế cafe
tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn
phòng, thanh lý bàn ghế văn phòng. Ngoài
ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng bếp
công nghiệp nhà hàng quán ăn, tủ nấu cơm công nghiệp
khách sạn đồ cổ thanh lý nội thất văn phòng giả cổ mua
bán đồ
cũ.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét