Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Nghề nuôi sống nhiều người cả thành thị lẫn vùng quê?

“Nghề này nuôi sống nhiều người, cả ở thành thị lẫn vùng quê. Tôi không nói dóc chút nào” - thấy tôi có vẻ chưa tin lắm, ông thêm - “Hàng trăm ngàn người mua đồ cũ ve chai dạo khắp nơi. Họ đổ hàng về các vựa. Họ là “lính trinh sát”, là cầu nối giữa người bán - người mua. Những món hàng rẻ tiền, họ mua ngay tại chỗ, nhưng những món giá cao, chủ nhà đòi hai, ba triệu đồng, họ về báo cho các lái cấp thấp. Đến lượt các lái này gọi về thành phố cho các “lái to”. Lái to nghe miêu tả, có khi xuống tận nơi xem và mua đứt. Một cái tủ cũ, giường cũ xem vậy mà nhiều công đoạn mua bán đồ cũ, nhiều người ăn theo”.

Một người đàn ông mập, mặc áo thun trắng màu cháo lòng, quân soọc, tóc cứng lốm đốm bạc chạy vội ra. Ông nói chắc nịch giá cái két là 80 đô-la Mỹ. Người khách không trả giá, chỉ hỏi chừng nào nó sẽ được làm mới hoàn chỉnh. Chà, sửa két không giống như đồ gỗ, phải tìm được thợ khéo tay... Ông Âu vừa lẩm bẩm, vừa ghi lại số điện thoại của vị khách và hứa khi nào xong sẽ gọi lại.
Không chủ ý chọn cái nghề có vẻ bình dân này, vậy mà ông Lê Văn Âu đã mê nó, rồi gắn bó với nó mười mấy năm qua



Vị khách nước ngoài ngắm nghía chiếc két sắc màu xám hiệu Lion, sản xuất năm 1930, với nét mặt thích thú, tay di di những mảng sơn lỗ chỗ và nhìn quanh tìm người. Anh thợ mộc trẻ bên cạnh nhanh miệng: “Anh Âu ơi”...

Nghề ngang xương

Ai có việc vào tòa nhà Saigon Center góc ngã tư Pasteur - Lê Lợi, quận 1, TPHCM, hoặc những quán cà phê xung quanh, thường chọn nơi gửi xe gắn máy là bãi đất rộng phía sau chùa Hindu. Dắt xe qua lối vào hẹp, bạn sẽ ngạc nhiên khi tầm mắt chạm phải la liệt đồ gỗ cũ cùng tiếng cưa, đục, bào soàn soạt. Đi sâu vào phía trong là hai gian nhà rộng vài trăm mét vuông, chất đầy bàn ghế, tủ thờ, rương, va li gỗ, đèn bàn thời xưa. Dễ đến cả ngàn món. Đó là xưởng mộc của ông Lê Văn Âu.







Cái xưởng mộc này thật phong phú với nhiều món, đủ mọi hình dạng, kích cỡ bàn ghế, quầy bar... Có những chiếc tủ thờ bằng gỗ đen bóng, khảm ốc với những ngăn nhỏ, ngắn, thường thấy ở nông thôn Bắc Bộ cách đây 30 - 40 năm. Những chiếc salon mà lớp vải bọc đã mục nát; những chiếc va li bằng da, bằng gỗ mất khóa; chiếc máy hát đựng trong hộp gỗ cổ lỗ sĩ. Ông Âu chỉ chiếc tủ cao giống chiếc thùng, mỗi bề dễ đến hai mét, vuông chằn chặn, hai ba lỗ thủng xuyên từ mặt trước ra tận phía sau, giải thích: “Cái tủ này bị đạn bắn xuyên qua, còn vết tích chiến tranh”. Ông mở cửa, chui vào tủ, phía trong có sáu ngăn, mỗi ngăn chứa được cả một người cao to: “Nó từng nằm trong văn phòng một công ty xay xát ở miền Tây, chắc người ta dùng để lưu trữ giấy tờ”. “Sao ông biết?”. “Khi về, dù là ve chai cũng phải tìm hiểu nguồn gốc chứ” - ông cười hiền khô như một người nông dân.

Mà ông xuất thân là nông dân thật. Bố mẹ ông gốc nông dân ở Thủ Thiêm. Nhà đông anh em, mỗi người một nghề, nhưng chẳng ai làm nghề ve chai giống ông. Là con út, sau khi thử nhiều lần mà không gắn bó được với nghề nào, ngoài ba mươi tuổi, ông đi mua ve chai đồ cũ đồ gỗ. “Cái nghề ngang xương này không biết sao hồi đó tôi mê và tin chắc rằng nó là kế sinh nhai của mình” - ông kể - “Mua bán đồ cũ đồ gỗ, vật gia dụng, cần có cái khiếu và cái tâm. Nếu chỉ chăm chăm mua rẻ, bán đắt kiếm lời là thua. Nhìn một cái tủ cũ, bàn ghế kiểu xưa phải cảm thụ được cái đẹp, chất liệu gỗ, đường mộc của người thợ, thì mới thích, mới mua được”. Có những bộ tràng kỷ, phản gỗ, bàn ghế ông thích, mua về để cả ba, bốn năm trời mới gặp được khách hàng, mới bán được. Thậm chí cái bàn chỉ còn cái mặt là ưng ý, cái ghế chỉ còn hai chân, ông cũng mua đồ cũ. Mua rồi lắp ghép vào những bàn ghế khác. Đại thể lấy bộ phận này sửa lại, lắp ráp vào bộ phận kia, cho ra một món đồ gỗ hoàn chỉnh, kiểu cổ, là chuyện kỳ công. Cũng không ít món đã cũ nát, mang về lâu không tìm được khách hàng, càng để càng hư hỏng nặng, phải bỏ, coi như mất vốn. Thỉnh thoảng ông thu gom được đồ gỗ mà thời gian sử dụng đã 70 - 80 năm, phải bảo quản đặc biệt, chống ẩm, mốc, mối mọt.

                     

Gần hai mươi năm trong nghề, ông thường xuyên đi khắp các vựa đồ cũ ở các tỉnh. Ông gọi đó là những chuyến “săn lùng” hàng. Ông Âu đã trải qua đủ “cấp bậc” từ ve chai, lái nhỏ đến lái to. Quan trọng nhất, với ông, là quyết định mua hay không mua đứt món hàng. Ông tâm sự: “Tìm mua do cu những thứ không tên tuổi, thắng ăn cả, ngã về không, nên phải táo bạo, đôi khi liều”. Lúc mới vào nghề, ông theo sở thích của bản thân, còn bây giờ kinh nghiệm cộng với sự cảm thụ món hàng đã cho ông cách đánh giá tinh tế, nhạy bén. Chỉ cần nhìn sơ quan kiểu dáng, chất liệu gỗ là ông biết tuổi và giá trị còn lại của món đồ.

Khách mua chủ yếu là các ông Peter, Michel...












“Mười mấy năm trước, khi tôi tìm mua những cái va li, rương cũ bằng gỗ, không chỉ người ngoài mà ngay cả dân ve chai cũng bảo tôi khùng. Họ nói những cái rương ấy chắc bán cho... ma” - ông nhớ lại. Nhưng ông đâu có khùng. Người nước ngoài thường dùng những cái rương cổ để đựng rượu, trưng trong phòng khách, rất ấn tượng. Họ mua rương cũ của ông, rỉ tai nhau, “hữu xạ tự nhiên hương”, xưởng mộc của ông ngày càng có nhiều người nước ngoài và Việt kiều tìm đến. Trên đống rương cũ có đủ những cái tên viết bằng phấn trắng như Peter, Michel, Williams... Ông Âu khoác tay chỉ cho một ông khách nước ngoài đang tha thẩn ngắm nghía, tìm rương đi vào nhà kho phía trong: “Những cái đó có người mua rồi. Họ để đó chờ sửa lại cho đẹp”. Rương có cái giá chỉ 200.000 - 300.000 đồng, song những cái đường nét độc đáo, bên trong lót da, chất lượng còn tốt, giá lên tới cả trăm đô-la Mỹ. Tại những cửa hàng đồ gỗ cũ trên đường Lê Công Kiều, tiệm Villa ở Phó Đức Chính, tiệm ở Thủ Khoa Huân... cũng bày bán nhiều rương cũ, nhưng không có nhiều lựa chọn, chủng loại đặc sắc như ở xưởng mộc của ông Âu.

Khách hàng của ông Âu thì đủ loại, nhưng chủ yếu là khách nước ngoài. “Khách hàng là một xã hội thu nhỏ. Nhìn qua món đồ có thể đoán được tính cách của họ”. Bây giờ người Việt Nam thu nhập khá lên, xây dựng trang trí nhà cửa nhiều, đồ gỗ cũ được chú ý, trọng dụng. Dạo này các công ty trang trí nội thất, kiến trúc sư thường tìm đến ông. Họ mua đồ gỗ cũ, nhiều khi tìm kiểu dáng, về làm giả cổ, trang trí theo yêu cầu của khách hàng. Ông đưa mắt nhìn về phía phải xưởng mộc, nơi tốp thợ đang chuốt lại một quầy bar gỗ xỉn màu: “Cái này một công ty đặt mua đã lâu”.

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ bán đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) thanh lý tủ văn phòng, thanh lý ghế văn phòng, điều hòa, các loại, thanh lý bàn ghế cafe tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng, thanh lý bàn ghế văn phòng. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, tủ nấu cơm công nghiệp khách sạn đồ cổ thanh lý nội thất văn phòng giả cổ mua ban do cu.
Sưu tầm






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét