Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Nam định là tỉnh có nhiều tỷ phú buôn đồ cổ

Anh Trần Lưu - Phó Chủ tịch Hội Cổ vật Thiên Trường cho biết, ở Hải Minh (Nam Định) có khoảng 50 trùm buôn đồ cổ, chưa kể hàng trăm “cò” chuyên môi giới, săn lùng đồ cổ về bán “lướt” lại cho các “trùm”. Ngoài ra, Hải Minh (Nam Định) còn có khoảng 1.000 hộ làm đồ giả cổ cao cấp.

Tại khu Tân Tiến, trung tâm xã Hải Minh, có hàng chục cửa hàng buôn đồ cổ nằm san sát, trưng bày hàng trăm món từ đồng đến sành sứ, nhiều món giá trị vài trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng. Trong hàng trăm món tại cửa hàng đồ cổ Sao Huy, nhiều món được định giá vài trăm triệu đồng như cuốn thư thiếp vàng giá 300 triệu đồng; tủ áo ba buồng gỗ trắc 300 triệu đồng; đôi chóe gốm sứ giá 250 triệu đồng; câu đối khảm ốc 150 triệu đồng…

Xã Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định-trung tâm kinh doanh đồ cổ lớn nhất miền Bắc, có hàng chục tỷ phú sở hữu tài sản trị giá vài chục tỷ đồng, tỷ phú 1-2 tỷ thì có vài trăm, song nhiều người...
Một vốn... chục lời

Hay dưới nếp nhà ngói thoạt trông rất bình dị của anh Trần Lưu, nhẩm sơ cũng thấy đồ cổ dùng làm nội thất, trang trí, sử dụng có tổng giá trị vài chục tỷ đồng, như bộ bàn ghế uống nước khảm trai và tủ chè nạm ốc mỗi món 1 tỷ đồng, sập gụ chạm trổ 700-800 triệu, đôi chóe sứ 300 triệu đồng...


Nhớ lại những ngày đầu kinh doanh đồ cổ, anh Huy - chủ cửa hàng Sao Huy kể, hôm ấy, có một bà lão tay ôm khư khư chiếc túi cám con cò đến tiệm. Lần giở túi lấy ra một chiếc điếu cổ gốm sứ tích vẽ chim hoa, bà lão ngỏ ý muốn bán đồ cũ giá 1 chỉ vàng. Vui mừng nhận 1 chỉ vàng ra về, bà lão không biết rằng, vài ngày sau chiếc điếu đã được anh Huy bán giá 1 cây vàng. Vụ buôn bán đầu tiên “một vốn mười lời” đã khiến anh Huy gắn duyên với những chiếc điếu cổ, để rồi trở thành biệt danh Huy “điếu” như hôm nay. Một “trùm” đồ cổ khác là ông Thiện kể đã từng được chiếc bát cổ chế tác từ thời vua Thiệu Trị nhờ lần hành nghề đồng nát tại Thái Bình, giá mua cũng 1 chỉ vàng và giá bán tới 1,2 cây vàng.

Anh Lưu tiết lộ, nhiều người sở hữu đồ cổ nhưng không biết giá trị nên dân buôn có cơ hội “trúng đậm”, lãi có thể gấp 10-20 lần vốn bỏ ra, thậm chí hơn. “Chính vì thế, nhiều dân buôn đồ cổ trở thành tỷ phú chỉ sau vài năm gia nhập nghề. Ở Hải Minh, những tỷ phú đồ cổ tầm 35-45 tuổi, có trong tay vài chục tỷ đồng không hiếm”, anh Lưu khoe.

Xuất ngoại săn đồ cổ

Tuy nhiên, anh Lưu cũng chia sẻ, nhiều món đồ cổ, anh phải mất hàng chục năm “săn” mới có duyên được sở hữu. Như chuyện mua bán đồ cũ đồ cổ ở nhà cụ Lang Thành, huyện Trực Ninh, Nam Định, anh đã dượm ý từ hàng chục năm trước, nhưng cụ Lang không ưng bán. Kiên trì làm thân với gia đình, đến khi cụ bà ốm, anh sang chơi, ngồi chờ từ 8h sáng đến 11h30 mới khẽ khàng vào thưa chuyện, lúc đó mới được ông bà đồng ý chuyển nhượng cho 10 món đồ sứ cổ.

Kinh nghiệm của dân buôn đồ cổ, đã rời nhà phải ôm theo tiền, gia chủ đồng ý bán là phải chồng tiền, không mặc cả, chần chừ hay rời đi là rất khó để được nữa. Bởi người có đồ cổ thường lưu luyến món đồ của mình, rất dễ thay đổi quyết định; hoặc trong gia đình đó sẽ có người cản phá, không muốn bán. Do đó, dân buôn đồ cổ thường phải đi 2 - 3 người, người này thuyết phục không được thì người kia lại vào. Gia chủ đồng ý bán, sẽ có người lập tức tháo đồ, ôm chạy trước, người còn lại trả tiền sau. “Tôi đã từng mua một bộ cửa, gia chủ đồng ý bán, tôi lập tức tháo cánh cửa ôm chạy vượt qua bãi tha ma về nhà, để cậu em ở lại trả tiền và tháo nốt phần bản lề sau. Lúc đó, gia chủ có thay đổi quyết định cũng không được nữa “, anh Huy kể.

Để lùng được một món đồ cổ, thực hiện giao dịch mua đồ cũ thành công là cả một hành trình nhọc nhằn. Những trùm đồ cổ như Huy “điếu”, Ngoạn “đồng hồ”, Trọng “cửa”... thường phải “đi sứ” hàng tháng, dọc ngang các ngõ phố, quán xá, sang cả Lào, Thái Lan... Đóng vai đồng nát để săn đồ cổ cũng là kế được dân buôn đồ cổ ưa chuộng, vì họ dễ dàng xâm nhập địa bàn, phát hiện, tìm kiếm đồ cổ. Vì thế, sẽ chả có gì là lạ khi hàng ngày, vẫn thấy các tỷ phú đồ cổ Hải Minh rời xe hơi, nhà lầu, bước xuống chiếc xe máy, xe đạp cà tàng “đi sứ”  khắp nơi...

Quý khách hàng quan tâm đồ nội thất gia đình, đồ nhà hàng quán ăn, đồ quán café, văn phòng tại Chợ đồ cũ lớn nhất hà nội vui lòng liên hệ:
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ mua do cu đầu mối bắc thăng long thanh lý đồ cũ – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) tủ nấu cơm công nghiệp, thanh lý ghế văn phòng, điều hòa đồ cũ, thanh lý tủ đông các loại, thanh lý bàn ghế cafe tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, mua ban do cu thanh lý tủ mát khách sạn đồ cổ giả cổ.
Sưu tầm


Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Ý tưởng kinh doanh thông minh từ tủ đồ cũ của bé yêu?


Đó là một ý tưởng kinh doanh đồ cũ thông minh xuất phát từ nhu cầu của rất nhiều bà mẹ có nhu cầu muốn mua sắm cho con của mình những sản phẩm tốt, có mức giá hợp lý. Và bạn thì có nhu cầu cần bán đồ cũ những món đồ như : giường, nôi, quần áo, giày dép của bé vì hiện tại bé đã lớn rồi, không còn sử dụng được nữa.

Không có niềm vui nào hơn đối với các bậc làm cha làm mẹ là được nhìn thấy con mình ăn ngoan chóng lớn mỗi ngày. Và cũng không có niềm vui nào bằng đối với người mẹ khi mình có thể cho con những bộ trang phục dễ thương, những món đồ chơi thú vị hay là chiếc nôi, chiếc gối để vỗ về cho giấc ngủ của bé.

Có bao giờ bạn nghĩ rằng mình có thể thực hiện ý tưởng kinh doanh thông minh từ tủ của bé yêu nhà bạn? Nếu chưa, tại sao bạn không thử vì đây sẽ là cách hữu ích để bạn dọn dẹp lại diện tích nhà cửa, kiếm thêm được một khoản tiền nho nhỏ từ những món đồ con bạn không dùng được nữa và lại có thể tiếp tục mua cho bé yêu của bạn.

Bên cạnh niềm vui to lớn là bé yêu lớn khôn mỗi ngày, các bà mẹ lại gặp khó khăn trong việc không biết phải làm sao với những quần áo, đồ chơi, giường cũi đã không còn vừa cho bé nữa. Nếu cho đi thì chưa chắc bạn bè của bạn cần tới, mà nếu cho đi hết thì thật ra cũng cảm thấy hơi tiếc. Còn nếu giữ lại, thì trong nhà không còn chỗ để nữa rồi.

                             

Thế nhưng nghịch lý là chúng ta không thể ngừng mua sắm cho bé được. Vì tâm lý của một người mẹ là luôn muốn dành cho con của mình những gì tốt nhất và đẹp nhất. Bạn luôn muốn nhìn thấy bé yêu của mình yên giấc mỗi ngày, luôn muốn nhìn thấy bé yêu của mình vui vẻ chơi đùa và luôn muốn nhìn thấy bé yêu của mình đáng yêu và ngộ nghĩnh trong những bộ quần áo mới.

Với nghịch lý và thực tế như vậy thì các bà mẹ sẽ có ý tưởng kinh doanh thông minh từ tủ của bé yêu của mình.

Vậy thì tại sao bạn và những bà mẹ khác không cùng gặp nhau ở trên Cộng đồng mua bán đồ cũ thời trang thông minh Style-X? Nơi đây sẽ là cầu nối cho bạn bán đi những sản phẩm bé không dùng được nữa, giúp bạn dọn dẹp được một phần diện tích nhà cửa và lại có thêm một khoản tiền nho nhỏ để có thể tiếp tục mua sắm những sản phẩm khác cho bé.

Hình thức kinh doanh rất đơn giản. Bạn chỉ cần tải app Style-X miễn phí tại CHPlay Store và Apple Store. Sau bước đăng ký làm thành viên, bạn chỉ cần chụp hình sản phẩm, điền thông tin và đăng bán.

Quý khách hàng quan tâm đồ nội thất gia đình, đồ nhà hàng quán ăn, đồ quán café, văn phòng thanh lý  đồ cũ tại Chợ đồ cũ lớn nhất hà nội vui lòng liên hệ:
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long mua ban do cu – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) tủ nấu cơm công nghiệp, thanh lý ghế văn phòng, điều hòa đồ cũ, thanh lý tủ đông các loại, thanh lý bàn ghế cafe tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng, thanh ly ban ghe van phong. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, thanh ly ban ghe cafe khách sạn đồ cổ thanh ly noi that van phong giả cổ mua đồ cũ.
Sưu tầm




Con nghiện thời trang đã tẩu tán đồ cũ như thế nào?


Những con nghiện thời trang thường rất cả thèm chóng chán cho dù đó là hàng hiệu trước những xu hướng mới. Có rất nhiều cách như đăng lên mạng các diễn đàn mua sắm online, facebook, kí gửi nhà kho? Nhưng có phải cách tốt nhất mà các con nghiện thời trang muốn tẩu tán đồ cũ của mình không chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Dật dờ với tình trạng “đói meo” về ngân sách, lại có một tủ quần áo toàn những món đồ ít mặc chất đầy trong khi đang lỡ mê mẩn quá nhiều xu hướng mới. Có lẽ không ít những tín đồ shopping sẽ cảm thấy chẳng đủ kiên nhẫn để túc tắc thanh lí tủ đồ tại nhà kho kí gửi hay rao vặt trên các trang mua online.

Lúc này việc dọn tủ đem ra “chợ” mua nhanh bán nhanh có vẻ như là một giải pháp hoàn hảo.

Closet cleanrance – “chợ dọn tủ”

Chị Hoàng Thảo Kusa là một trong những đi tiên phong trong trào lưu closet clearance ở Việt Nam với chợ dọn tủ đầu tiên được tổ chức cách đây 4 năm dưới cái tên Kusa’s Closet Clearance.
Đây là mô hình rất hay ho đươc chị Thảo “mượn” từ Nhật Bản, trong đó những người tham gia chợ dọn tủ dù là người mua hay người cũng sẽ không phải trả bất kì một khoản phí nào cho host (người tổ chức ra sự kiện closet clearance).

Host của các buổi closet clearance ở Việt Nam thường là những tên tuổi khá nổi trên mạng với gu ăn mặc độc đáo, những người có ảnh hưởng thời trang đáng kể đủ để lôi kéo đông đảo các bạn trẻ đến với “chợ dọn tủ” của mình.


Hạ My, một trong những cô nàng đã từng tham gia Kusa’s Closet Clearance từ những ngày đầu tiên chia sẻ: “Hồi đó cũng chưa biết closet clearance là gì, chỉ biết chị Kusa đang muốn bán lại đống quần áo giày dép cũ, mà mình thì cực thích mấy món đồ chị ấy mặc nên cũng phải tham gia bằng được. Lúc đến đó rồi thì không riêng gì đồ của chị Kusa mà mình còn lùng được nhiều món  khác chất và rẻ vô cùng”.

Quy trình đăng kí bán hàng ở các buổi closet clearance khá đơn giản, chẳng hạn như với Kusa’s Closet Clearance, những tín đồ shopping đang muốn dọn tủ chỉ cần gửi tin nhắn để đăng kí với host là chị Thảo, và phải nhanh tay trước khi hết chỗ.

Host sẽ phải ghép nhóm cho những người có ít đồ, sắp xếp chỗ và chuẩn bị bàn ghế cho các nhóm trước ngày diễn ra chợ dọn tủ. Còn tất cả những khâu còn lại từ việc định giá sản phẩm, chuẩn bị mắc treo đồ, trang trí chỗ ngồi đều là do người bán quyết định, miễn sao bán được hàng và cả người bán lẫn người  đều thấy vui vẻ.

                             

Các bạn trẻ chen chúc chờ đến giờ “chợ” chính thức mở cửa để là người đầu tiên được sở hữu những món đồ đẹp (Ảnh: Kusa’s Closet)

Dù lần nào tổ chức cô chủ của Kusa’s Closet Clearance cũng cố gắng chọn một địa điểm rộng rãi hơn nhưng dường như điều đó không bao giờ là đủ cho sự hưởng ứng quá nhiệt tình của các tín đồ shopping dành cho mô hình chợ dọn tủ này khi người bán thì bán hết sạch còn người mua vẫn kéo đến ùn ùn.

Có những lần đông quá, chị Thảo đã phải phân phối từng nhóm người mua vào một, nhóm này ra bớt thì nhóm khác mới được vào và hàng để bán cũng được lấy ra theo nhiều đợt từ sáng tới chiều để đỡ thiệt thòi cho những người vào sau. Thế mới biết ở Việt Nam, mô hình chợ dọn tủ “hot” như thế nào.
Khi host là các chủ shop quần áo, mô hình closet clearance thường được biến thể thành garage sale. Cũng giống như closet cleanrance, garage sale là một mô hình ”học lỏm” từ nước ngoài nhưng khi về Việt Nam, nó được hiểu là một buổi thanh lý đồ cũ đồ do host đứng ra tổ chức và thường rủ rê thêm nhóm bạn thân bán cùng cho xôm tụ.

Ở garage sale, những người tham gia bán hàng sẽ không chỉ chăm chăm dọn tủ mà còn tranh thủ bán xen kẽ thêm vài món đồ mới với giá sale từ 30-50%. Tuy nhiên với hình thức biến thể này, trừ khi quen thân với chủ shop, còn không sẽ khá khó để các tín đồ shopping có thể chen chân làm người bán hàng.

                           

Những món đồ độc, đồ hiệu second-hand giá hời là “đặc sản” của các buổi garage sale

Với người mua thì garage sale lại là dịp có một không hai để tranh thủ tậu những món đồ độc từ các chủ shop với cái giá hời. Chẳng hạn như garage sale của Hoàng Ku, anh chàng stylish kiêm chủ shop đình đám ở Hà Nội này rất thích xài đồ hiệu nhưng “cả thèm chóng chán”, và chỉ cần chán là sẵn sàng mang đồ hiệu ra garage sale bán lại, có nhiều món chỉ mặc một lần cũng được Hoàng Ku hào phóng ra cái giá chưa bằng một nửa giá gốc để đợi chủ nhân mới rước về.
Flea market – “chợ trời”
Nếu dọn tủ tại các buổi closet clearance không mất phí nhưng lại ít chỗ, phải nhanh chân hoặc phải có “quan hệ” mới bán được thì chỉ cần bỏ ra chút vốn, các tín đồ shopping có thể ung dung ra flea market thanh lý đồ.
“Flea market” là một thuật ngữ dùng để gọi những phiên chợ tự phát được tổ chức ngoài trời, chủ yếu bán các mặt hàng đã qua sử dụng và ở phương Tây thường có bọ chét (flea) bám trên các mặt hàng này nên cái tên “flea market” cũng được bắt đầu từ đó.
Mô hình flea market không còn quá mới ở Việt Nam khi mỗi năm vẫn có hàng chục phiên chợ được tổ chức đều đều. Thế nhưng phần đông các tín đồ shopping chỉ nhìn nhận flea market như một phiên chợ trời với những gian hàng bán do cu handmade xen kẽ các shop quần áo online nhỏ thuê gian hàng vừa bán vừa tranh thủ quảng cáo shop.

                           

Hội chợ đồ cũ vô cùng nhộn nhịp tại Chic&Cheap Flea Market 3 ở Hà Nội (Ảnh: Chic&Cheap Flea Market)
Thực tế thì “chợ trời” cũng được coi là một mảnh đất màu mỡ để dọn tủ đồ. Đơn cử như ở Chic&Cheap Flea Market 3 (Hà Nội), ban tổ chức đã dành hẳn một khu riêng để làm “hôi chợ đồ cũ”. Bất kì ai có quần áo, phụ kiện cũ muốn thanh lý chỉ cần đừng quá lỗi mốt hay bị ố bẩn là đã có thể “nhờ” Chic&Cheap bán hộ. Cuối phiên chợ, các thành viên sẽ gửi lại 20% doanh thu tạm gọi là công bán và thuê chỗ cho ban tổ chức, số tiền còn lại và quần áo chưa bán được có thể cầm về, giá bán hoàn toàn do người kí gửi đồ quyết định.
Xét cho cùng thì đây là một cách dọn tủ khá “hời”, tức là người kí gửi đồ sẽ chẳng bao giờ sợ lỗ vốn cả. Quỳnh Anh, một bạn trẻ đã từng tẩu tán được kha khá đồ ở Chic&Cheap cho biết: “Mình cứ tính là ngay cả khi đồ của mình không bán được, mình cũng sẽ không phải chia tiền cho ban tổ chức, tức là chẳng mất chút vốn nào, thế mà cuối ngày mình thu về được 1 triệu 2 trăm ngàn đồng tiền quần áo cũ.
Cái hay ở đây là ban tổ chức sắp xếp đồ rất hợp lý, có khu đồ denim, khu áo sơ mi, khu váy, khu giày riêng biệt nên dù là đồ cũ nhìn vẫn rất bắt mắt, hơn nữa đây là một phiên chợ nổi tiếng có nhiều người đến tham gia thì mới dễ bán đồ như vậy, chứ còn đưa lên mạng thì chẳng biết bao giờ mới bán hết được”.

                        


Quần áo và phụ kiện được sắp xếp thành từng khu riêng biệt nên dù là đồ cũ nhìn vẫn rất bắt mắt (Ảnh: Chic&Cheap Flea Market)

Ngay cả khi không có hội chợ đồ cũ  thì hãy cứ rộng rãi thuê hẳn một gian hàng tại các flea market để tự bán đồ, đây cũng là cách Nguyễn Trang – một tín đồ shopping đã chọn để dọn dẹp sạch sẽ tủ đồ của mình.

Trang đã rủ ba cô bạn thân cũng là các shopaholic (người mê mua sắm thời trang) thuê chung một gian hàng ở Zời Market với giá là 600 ngàn đồng, tính ra mỗi người chỉ mất 150 ngàn đồng tiền vốn mà được bày bán thoải mái cả ngày: “Hôm đó mình bán được hơn 2 triệu đồng tiền quần áo cũ, và vì khách đi chợ không đông được như dự tính ban đầu nên ban tổ chức đã giảm giá thuê cho mình xuống còn 500 ngàn đồng, không chắc sẽ phải bán được nhiều nữa”.

Gian hàng “Bách hóa tổng hợp” đồ cũ của Nguyễn Trang tại Zời Market.

Tâm lí của những người đi “chợ” bao giờ cũng là đã mất công đi phải cố mà mua được cái gì đó mang về, người bán cũng thường trở nên rộng rãi hơn ở những phiên chợ khi sẵn sàng giảm giá cho khách mua hàng để mọi người đều thấy vui vẻ. Thiết nghĩ việc mang tủ đồ ra “chợ” cũng là một ý tưởng hay để các tín đồ shopping tranh thủ “cá kiếm” trong những ngày ví xẹp.

Các “mánh” tẩu tán nhanh gọn:

- Đồ Quảng Châu hay đồ Việt Nam xuất khẩu chỉ nên để giá khoảng 50-70 ngàn đồng cho một món đồ. Đừng nghĩ rằng tôi mua cái áo này tận 400 ngàn đồng, mới mặc một lần không thể bán rẻ quá được. Đằng nào bạn cũng không mặc nó nữa, vậy nên hãy bán nhanh để còn mua đồ mới về.

- Tránh việc xếp quần áo thành đống để khách hàng tự bới và chọn, trông đồ của bạn sẽ mất giá đi rất nhiều. Hãy chọn những cái bạn cho là mới, đẹp và vẫn còn đúng xu hướng, là phẳng phiu và treo lên mắc, gian hàng của bạn sẽ thu hút nhiều người mua hơn.

- Nên đầu tư vào phần trang trí nếu không muốn bị lép vế với những gian hàng bên cạnh.

Quý khách hàng quan tâm đồ nội thất gia đình, đồ nhà hàng quán ăn, đồ quán café, văn phòng thanh lý tại Chợ đồ cũ lớn nhất hà nội vui lòng liên hệ:

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ mua bán đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) tủ nấu cơm công nghiệp, thanh lý ghế văn phòng, điều hòa, các loại, thanh lý bàn ghế cafe tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng, thanh ly ban ghe van phong. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, thanh ly ban ghe cafe khách sạn đồ cổ thanh ly noi that van phong giả cổ mua đồ cũ.
Sưu tầm









Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Hình thức kinh doanh mới cho thuê đồ cũ?

Hình thức mua bán đồ cũ đang nổi lên như nấm mọc sau mưa không chỉ ở 2 thành phố lớn Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh nó còn đang lan tỏa mạnh mẽ đến các tỉnh thành trên cả nước. Nhưng hình thức kinh doanh đồ cũ mới này lại xu hướng ít ai biết đến và nó lại bắt nguồn từ một sở thích con trẻ: "Lúc đầu nhìn trên mạng rao các món đồ mình đã thích rồi. Hôm xin được địa chỉ, số điện thoại, mình liên lạc rồi đưa con gái đến chọn. Đến nơi, bé nhà mình sà vào chơi, bảo mãi cũng không chịu về. Ban đầu mình dự tính thuê một đồ thôi nhưng đến đấy thích quá, hai mẹ con bê hẳn hai thứ đồ chơi về. Bé về nhà chơi mê mẩn suốt mà giá thành tính ra cũng không đắt lắm", chị Huệ kể.

Biết có chỗ cho thuê đồ chơi cũ, giá thấp, chị Lê Thị Huệ (Định Công, Hà Nội) hỏi địa chỉ rồi tìm tới tận nơi chọn đồ. Trẻ em luôn "cả thèm chóng chán" với đồ chơi nên việc cho thuê lại là vô cùng hiệu quả và tiết kiệm

Tận dụng những đã sử dụng nhưng còn mới, nhiều người đã nghĩ ra cách cho thuê lại đồ với mục đích tăng thu nhập và tạo điều kiện cho nhiều người được sử dụng.

Mang bộ cầu tuột Vtech về nhà, chị Bùi Ngọc Anh (ngõ 898 đường Láng, Đống Đa) mở ra, lắp vào để cho cu Bin trèo lên nghịch. Nhìn thấy cầu tuột, chưa cần bố mẹ bảo, Bin đã vội leo lên cầu thang, tụt xuống và cười khanh khách. Chị Ngọc Anh cho hay, bộ cầu tuột này chị thuê lại với giá chỉ 80.000 đồng/tuần hoặc 220.000 đồng/tháng, đặt cọc gần 3 triệu đồng.



"Đây là lần thứ ba mình thuê đồ cho cu Bin chơi. Hầu hết các đồ chơi đi thuê lại đều đã được sử dụng nhưng vẫn còn mới. Cu Bin chơi mau chán, nhà lại chật chội nên mình thuê vừa tiết kiệm, vừa sử dụng được nhiều đồ chơi. Nếu mua cái này cũng mất tới 3 - 4 triệu đồng", chị Ngọc Anh nói.

Cũng như chị Ngọc Anh, thu nhập không cao nên vợ chồng anh Vũ Văn Lợi (Gia Lâm, Hà Nội) thường xuyên đi thuê đồ chơi cho con dùng. Anh Lợi cho hay: "Trà My nhà mình năm nay 2 tuổi. Cô nàng rất thích các món đồ chơi, đặc biệt là búp bê. Nhưng chỉ chơi được vài hôm là bỏ. Cứ hễ đi tới đâu là Trà My lại đòi búp bê. Đọc được giới thiệu cho thuê đã qua sử dụng nhưng vẫn còn mới với mức giá thấp, vợ mình đã quyết định thuê đồ chơi cho con. Vừa rồi, vợ mình vừa mang về một búp bê kèm xe đẩy. Giá thuê chỉ có 70.000 đồng/tháng. Mình nghĩ rằng, trong một tháng là con mình chơi chán, mang đi trả lại".

Xu hướng mới

Chị Trần Thị Mai Trinh, người có đồ chơi cũ cho thuê, nói rằng, vốn là người rất thích đồ chơi nên cứ đi đâu, thấy đồ gì đẹp là chị lại mua về cho con gái. Con gái chị thành ra cũng nghiền đồ chơi. Tuy nhiên, mua nhiều quá, dùng một thời gian lại để vào trong kho nên chị nghĩ ra cách cho người khác thuê lại, vừa tiết kiệm tiền cho họ, vừa có thêm thu nhập cho mình và nhất là có cơ hội mang được đồ chơi đến với nhiều trẻ em khác.

Theo chị Trinh, việc thuê đồ chơi tiết kiệm được của các bậc phụ huynh một số tiền khá lớn.
"Thời gian bé tập đi chỉ khoảng 3 tháng. Nếu các bậc phụ huynh mua loại ghế ngồi tập đi loại khá thì sẽ mất gần 3 triệu đồng nhưng thuê 3 tháng chỉ mất khoảng 600.000 đồng. Sau khi đi được, bé sẽ không dùng loại đó nữa. Nếu mua về, dùng vài tháng rồi bỏ không thì rất lãng phí", chị Trinh nói.
Sinh con được ba tháng, đã dùng xong máy hút sữa Madala nên chị Hồng (Cầu Giấy, Hà Nội) định thanh lý đồ cũ chiếc máy này. Tuy nhiên, sau khi tham khảo ý kiến của nhiều người, chị Hồng quyết định cho thuê lại. Chị Hồng cho hay, mua một cái mới rất đắt mà dùng không nhiều nên chị cho thuê với giá chỉ 15.000 đồng/ngày dưới 15 ngày. Nếu trên 15 ngày thì chỉ tính thêm 5.000 đồng/ngày. Người thuê phải đặt cọc 2,5 triệu đồng.

Không chỉ có chị Trinh, chị Hồng cho thuê, chị Vân (ngõ 95, An Dương Vương, Phú Thượng, Tây Hồ) cũng đang cho thuê đồ chơi cũ. Chị Vân tâm sự: "Anh xã nhà mình chiều con, mua nhiều đồ chơi nên bây giờ chật cả nhà. Vì thế, mình muốn cho thuê để rộng chỗ chứ không bán đồ cũ vì đồ chơi con mình vẫn thích chơi và chồng mình còn muốn tập dần cho con cách quản lý tài chính thông qua việc cho thuê đồ chơi của chính con".

Theo chị Vân, để thuê được đồ chơi, phụ huynh phải đặt cọc một số tiền tùy theo từng món đồ chơi và giá thuê cụ thể. Đồng thời, để thuận tiện, chị cũng khuyến khích các bố mẹ đưa bé đến trực tiếp nhà chị chơi và chọn đồ. Bé sẽ được chơi thoải mái tại nhà mình, thích món nào mới mang về nhà chơi và chỉ tính tiền món đó.

Trẻ con là những em bé hiếu động vì thế cho thuê đồ chơi cũng có thể bị gãy, hỏng... Để hạn chế rủi ro, chị Trinh đã thường xuyên nhắc nhở các bậc cha mẹ và hướng dẫn cụ thể cách sử dụng.

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội
Trung tâm chợ : Chợ mua bán đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) tủ nấu cơm công nghiệp, thanh lý ghế văn phòng, điều hòa, các loại, thanh lý bàn ghế cafe tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng, thanh ly ban ghe van phong. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, thanh ly ban ghe cafe khách sạn đồ cổ thanh ly noi that van phong giả cổ mua đồ cũ.
Sưu tầm



Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Hàng sida, chèn giá chiều chuộng khách dưới mọi hình thức?


Chủ 1 shop hàng “sida” ở khu vực đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, TP HCM cho biết cách thức “lên đời” cho đồ si thành hàng hiệu cũng không quá phức tạp. Sau khi chọn được món đồ có thương hiệu, người bán nhanh tay cất riêng rồi chuyển chúng cho một cơ sở chuyên “tút” lại.
Một bao hàng si khi mới lấy về, người bán không vội ra hàng ngay mà phải ém để phân loại, “tút” lại từng món. Theo chân chị Tuyết - người có shop chuyên bán đồ cũ “sida” ở chợ Bàn Cờ, quận 3, TP HCM - chúng tôi mới thấy hết công việc phân loại đồ để bán không mắc quá mà cũng chẳng hớ hàng rất đỗi công phu.

Phân loại, “tút” hàng, chèn giá và chiều chuộng khách dưới mọi hình thức… là những điều mà các chủ cửa hàng bán lẻ đồ “sida” phải rành rẽ thì mới đủ sức cạnh tranh và có lời

“Mông má” thành hàng hiệu

Xổ bao hàng với hàng trăm chiếc áo thun, chị Tuyết cho biết nếu không phải là người trong nghề thì không thể nhận biết được cái nào hàng xịn, cái nào hàng bèo. Bàn tay chị thoăn thoắt xáo tung từng cái áo rồi ném ra thành đống cho người phụ việc xếp lại. Với tay lấy một chiếc áo thun đính hiệu con cá sấu, chị Tuyết cho biết hàng này thường dệt bằng thun lỗ cotton 100%, mặc rất mát và đường may chuẩn.

Nhìn chiếc áo hơi cũ, tôi có vẻ ái ngại nhưng chị Tuyết bảo không hề gì, ngay cả những vết ố, sờn đều có công nghệ “tút” lại hết. Theo chị Tuyết, cả bao đồ chọn may lắm thì được một vài món là đáng để “lên đời” hay phối với các đồ khác tạo thành một bộ hoàn chỉnh treo bán riêng; số còn lại sẽ được phân theo kiểu nước 1, nước hai hay đổ đống bán xôn.

                           

Theo đó, nếu là áo thì phải “tút” phần cổ áo và ống tay vì đây là những khu vực dễ sờn, đóng bẩn, nhìn vào là nhận ra ngay. Muốn áo cũ thành mới, ngoài giặt tẩy, cơ sở còn xịt keo trắng làm mờ vết ố bẩn trước khi ủi. Công đoạn cuối là gắn mác lên và thế là có ngay một sản phẩm mới đến 90%, đưa lên kệ bán giá hàng trăm ngàn đồng/chiếc.

Mặt hàng giày dép túi xách là dễ “mông má” hơn cả. Theo chị Tuyền, một chủ sạp chuyên bán giày dép cũ, không chỉ hàng “sida” mà cứ giày dép cũ thấy còn dùng được mà bán rẻ là chị ngay. Phần lớn giày dép đã qua sử dụng thường mòn đế, sút gót, hở keo, nhìn rất xấu. Vì thế, mớ hàng mới nhận về đều phải có thợ sửa giày làm các công việc dán đế, may quai, chà gót, đánh xi trước khi đem ra bày.

Tận tình tư vấn

Để có được hàng xịn đôi khi chỉ là sự may rủi nên những chủ cửa hàng đồ si chọn cách nâng tầm cho hàng cũ bằng cách phối chúng lại với nhau sao cho thật bắt mắt. Nhiều chiếc áo, chiếc quần nếu để riêng thì rất tầm thường nhưng chỉ cần phối với nhau bỗng chốc trở thành bộ cánh hợp mốt, cá tính. Điều này đòi hỏi người phải có óc thẩm mỹ và cả kinh nghiệm mua đồ cũ bán để nắm được gu của khách hàng

“Nếu khách đi ngang thấy bộ đồ dù là hàng cũ nhưng hợp nhãn thì họ bước vào, lúc đó kiểu gì chủ tiệm cũng bán được một mớ kha khá” - chủ một sạp bán đồ “sida” ở chợ Hoàng Hoa Thám nói.
Tuy nhiên, không phải cửa hàng nào cũng có đủ điều kiện để treo đồ lên nên nhiều nơi cũng đành đổ đống cho khách tự lựa. Nhưng không phải như vậy mà các chủ tiệm để khách hàng tự bơi trong đống đồ bèo nhèo.

Trước khi xổ hàng ra bán thanh ly do cu, họ đều xem qua trước từng loại rồi lưu ý màu sắc, kiểu dáng để tư vấn cho khách. Việc này nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Bà Nga, người có sạp bán đồ “sida” lâu năm ở chợ Bàn Cờ, được nhiều mối ruột nhờ cách buôn bán này. Khách đến đây hầu hết luôn hài lòng bởi bà khen chê rõ ràng. Thấy bộ nào không hợp, bà góp ý thẳng và tự tay lựa một bộ khác cho khách xem.

Để đỡ mất công kì kèo về giá cả, chủ shop cũng luôn định sẵn giá cho từng món đồ nên sau khi khách chọn hàng xong, người bán nhấc tay đếm từng cái và răm rắp đọc giá, miễn trả tới trả lui.

Khách hàng có nhu cầu mua sắm đồ nội thất gia đình, nhà hàng, quán ăn, thiết bị điện tử, điện lạnh phục vụ cho nhu cầu kinh doanh vui lòng liên hệ hoặc truy cập website để xem các chi tiết sản phẩm:

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ mua bán đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) tủ nấu cơm công nghiệp, thanh lý ghế văn phòng, điều hòa, các loại, thanh lý bàn ghế cafe tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng, thanh lý bàn ghế văn phòng. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, thanh lý bàn ghế cafe khách sạn đồ cổ thanh lý nội thất văn phòng giả cổ mua ban do cu.
Sưu tầm







Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Thị trường nội thất cũ, người mua được “ yêu chiều hết cỡ”


Đồ gỗ cũ được trưng bày trong các tiệm gỗ hiện nay rất phong phú về mẫu mã, “niên đại” và giá cả. “Tiệm chúng tôi có cả những chiếc tủ thờ khảm ốc bằng gỗ mật trị giá 60 triệu, nhưng cũng có những mặt hàng chỉ có giá 1 triệu đồng và tất cả đều bằng gỗ tự nhiên”, anh Nguyễn Văn Minh, chủ cửa hàng đồ gỗ cũ Minh, đường Quang Trung (phường 12, quận Gò Vấp) cho biết. Buôn bán đỗ gỗ cũ đã gần 20 năm nay, anh Minh nhận thấy: “Mấy năm trở lại đây, người ta hướng đến tự nhiên nhiều, nên nhu cầu dùng gỗ làm nội thất tăng lên”. Tuy nhiên, điều khiến thị trường đồ gỗ cũ nhộn nhịp hơn, ngoài thị hiếu còn do giá cả dễ chấp nhận, và thực tế đồ gỗ cũ “vẫn bền, đẹp”. “Đồ gỗ cũ có một ưu điểm là không bị co, bị vênh. Sau khi được các thợ “tút lại” thì không thua hàng mới mà giá lại dễ chấp nhận hơn”, anh Minh nói.

Tại thị trường đồ gỗ cũ, nhiều người mua đồ cũ được người bán “chiều hết cỡ”. “Mình mang đồ gỗ cũ đến đổi lấy đồ mới, giá đồ cũ được tính đến 70% mà không thích mẫu này, người ta cho mình chọn mẫu khác, thậm chí dùng được 3 tuần thấy không thích vẫn được đến đổi lần nữa”, chị Hiền, khách đổi đồ gỗ cũ lấy đồ mới tại tiệm đồ gỗ trên đường Trường Chinh cho biết. Ngoài ra, tiệm đồ gỗ cũ còn phải làm tốt các khâu chuyển đỗ cũ về tiệm, dọn đồ mới về nhà theo yêu cầu của người bán hàng và lo phí vận chuyển.

Trên nhiều tuyến đường kinh doanh nội thất đồ gỗ tại TP HCM như Trường Chinh (quận Tân Bình), Ngô Gia Tự (quận 10), Bạch Đằng (quận Bình Thạnh)… những bảng hiệu “thu mua đồ gỗ cũ” được nhiều tiệm đặt ngay ở vị trí bắt mắt. Các trang mạng, diễn đàn cũng nhộn nhịp mua bán đồ gỗ cũ của giới kinh doanh nội thất.

                            

Khi đồ cũ lên ngôi

Anh Trần Văn Tuấn (quận Tân Phú, TP HCM) kể, anh có một tủ đựng quần áo bằng gỗ xoan đào, một chiếc giường và một số đồ nội thất gỗ được mua do cu cách đây gần 10 năm và có ý định. Biết thông tin, nhiều “lái gỗ” đã đến nhà anh để xem và dẫn mối mua. “Nhiều cửa hàng gỗ liên tục gọi điện xem hàng. Tôi được “săn đón” cứ như là thượng đế”, anh Tuấn hài hước. Không chỉ  việc “săn đón”, giá các món mua bán đồ cũ được cũng làm anh bất ngờ. “Đóng cách đây 10 năm rồi, giờ nhẩm lại thấy… không mất gì cả, cái tủ cũ mà bán được 8 triệu đồng”.

Người thợ tân trang lại đồ gỗ cũ trước khi bán cho khách.

Tuy nhiên, đa phần giới kinh doanh đồ gỗ cũ chỉ “khoái” các loại gỗ tự nhiên, gỗ “xịn”, nhất là các loại cẩm lai, căm xe, gỗ đỏ, gỗ hương, huỳnh đàm… và “săn đón” các loại đồ gỗ này hơn là gỗ thường. Nhưng cũng “tùy vào đối tượng khách hàng mà mỗi tiệm hướng tới. Tiệm chúng tôi chủ yếu bán cho giới bình dân, nên vẫn tìm mua các loại gỗ cũ thường”, anh Thanh, chủ tiệm gỗ Thanh Bình (đường Trường Chinh) cho biết.

Giá dễ chấp nhận

Hiện giá tại nhiều tiệm gỗ có bán đồ gỗ cũ trên nhiều tuyến đường đồ gỗ tại TP HCM thường thấp hơn giá hàng mới nhưng cùng loại khoảng 30%, 50%, thậm chí là 70%. “Nhiều người đóng dàn cửa mới gần 40 triệu đồng (9m2), trong khi “xài” đồ cũ chỉ khoảng 10 triệu đồng mà chất lượng tương đương”, anh Minh cho biết. Hay các loại khác như bộ bàn ghế salon, tủ thờ, kệ ti vi… bằng gỗ cũ cũng có giá “dễ chịu” hơn.

Có lẽ vì thế mà nhiều tiệm đồ gỗ cũ cũng có lượng khách hàng không thua các sản phẩm mới. “Mỗi ngày chúng tôi có vài chục khách chọn hàng, có khách còn đến “đặt hàng” các loại đồ nội thất cần thiết bằng gỗ hiếm trước cả tháng, nên mua được hàng, tu sửa xong là tiệm phải giao ngay”, anh Nguyên, chủ cửa hàng đồ gỗ Nguyên (đường Cộng Hòa, Tân Bình) tiết lộ.

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ bán đồ cũ  đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) thanh lý tủ văn phòng, thanh lý ghế văn phòng, điều hòa, các loại, thanh lý bàn ghế cafe tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng, thanh lý bàn ghế văn phòng. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, tủ nấu cơm công nghiệp khách sạn đồ cổ thanh lý nội thất văn phòng giả cổ bếp công nghiệp mua ban do cu.
Sưu tầm




Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Nghề nuôi sống nhiều người cả thành thị lẫn vùng quê?

“Nghề này nuôi sống nhiều người, cả ở thành thị lẫn vùng quê. Tôi không nói dóc chút nào” - thấy tôi có vẻ chưa tin lắm, ông thêm - “Hàng trăm ngàn người mua đồ cũ ve chai dạo khắp nơi. Họ đổ hàng về các vựa. Họ là “lính trinh sát”, là cầu nối giữa người bán - người mua. Những món hàng rẻ tiền, họ mua ngay tại chỗ, nhưng những món giá cao, chủ nhà đòi hai, ba triệu đồng, họ về báo cho các lái cấp thấp. Đến lượt các lái này gọi về thành phố cho các “lái to”. Lái to nghe miêu tả, có khi xuống tận nơi xem và mua đứt. Một cái tủ cũ, giường cũ xem vậy mà nhiều công đoạn mua bán đồ cũ, nhiều người ăn theo”.

Một người đàn ông mập, mặc áo thun trắng màu cháo lòng, quân soọc, tóc cứng lốm đốm bạc chạy vội ra. Ông nói chắc nịch giá cái két là 80 đô-la Mỹ. Người khách không trả giá, chỉ hỏi chừng nào nó sẽ được làm mới hoàn chỉnh. Chà, sửa két không giống như đồ gỗ, phải tìm được thợ khéo tay... Ông Âu vừa lẩm bẩm, vừa ghi lại số điện thoại của vị khách và hứa khi nào xong sẽ gọi lại.
Không chủ ý chọn cái nghề có vẻ bình dân này, vậy mà ông Lê Văn Âu đã mê nó, rồi gắn bó với nó mười mấy năm qua



Vị khách nước ngoài ngắm nghía chiếc két sắc màu xám hiệu Lion, sản xuất năm 1930, với nét mặt thích thú, tay di di những mảng sơn lỗ chỗ và nhìn quanh tìm người. Anh thợ mộc trẻ bên cạnh nhanh miệng: “Anh Âu ơi”...

Nghề ngang xương

Ai có việc vào tòa nhà Saigon Center góc ngã tư Pasteur - Lê Lợi, quận 1, TPHCM, hoặc những quán cà phê xung quanh, thường chọn nơi gửi xe gắn máy là bãi đất rộng phía sau chùa Hindu. Dắt xe qua lối vào hẹp, bạn sẽ ngạc nhiên khi tầm mắt chạm phải la liệt đồ gỗ cũ cùng tiếng cưa, đục, bào soàn soạt. Đi sâu vào phía trong là hai gian nhà rộng vài trăm mét vuông, chất đầy bàn ghế, tủ thờ, rương, va li gỗ, đèn bàn thời xưa. Dễ đến cả ngàn món. Đó là xưởng mộc của ông Lê Văn Âu.







Cái xưởng mộc này thật phong phú với nhiều món, đủ mọi hình dạng, kích cỡ bàn ghế, quầy bar... Có những chiếc tủ thờ bằng gỗ đen bóng, khảm ốc với những ngăn nhỏ, ngắn, thường thấy ở nông thôn Bắc Bộ cách đây 30 - 40 năm. Những chiếc salon mà lớp vải bọc đã mục nát; những chiếc va li bằng da, bằng gỗ mất khóa; chiếc máy hát đựng trong hộp gỗ cổ lỗ sĩ. Ông Âu chỉ chiếc tủ cao giống chiếc thùng, mỗi bề dễ đến hai mét, vuông chằn chặn, hai ba lỗ thủng xuyên từ mặt trước ra tận phía sau, giải thích: “Cái tủ này bị đạn bắn xuyên qua, còn vết tích chiến tranh”. Ông mở cửa, chui vào tủ, phía trong có sáu ngăn, mỗi ngăn chứa được cả một người cao to: “Nó từng nằm trong văn phòng một công ty xay xát ở miền Tây, chắc người ta dùng để lưu trữ giấy tờ”. “Sao ông biết?”. “Khi về, dù là ve chai cũng phải tìm hiểu nguồn gốc chứ” - ông cười hiền khô như một người nông dân.

Mà ông xuất thân là nông dân thật. Bố mẹ ông gốc nông dân ở Thủ Thiêm. Nhà đông anh em, mỗi người một nghề, nhưng chẳng ai làm nghề ve chai giống ông. Là con út, sau khi thử nhiều lần mà không gắn bó được với nghề nào, ngoài ba mươi tuổi, ông đi mua ve chai đồ cũ đồ gỗ. “Cái nghề ngang xương này không biết sao hồi đó tôi mê và tin chắc rằng nó là kế sinh nhai của mình” - ông kể - “Mua bán đồ cũ đồ gỗ, vật gia dụng, cần có cái khiếu và cái tâm. Nếu chỉ chăm chăm mua rẻ, bán đắt kiếm lời là thua. Nhìn một cái tủ cũ, bàn ghế kiểu xưa phải cảm thụ được cái đẹp, chất liệu gỗ, đường mộc của người thợ, thì mới thích, mới mua được”. Có những bộ tràng kỷ, phản gỗ, bàn ghế ông thích, mua về để cả ba, bốn năm trời mới gặp được khách hàng, mới bán được. Thậm chí cái bàn chỉ còn cái mặt là ưng ý, cái ghế chỉ còn hai chân, ông cũng mua đồ cũ. Mua rồi lắp ghép vào những bàn ghế khác. Đại thể lấy bộ phận này sửa lại, lắp ráp vào bộ phận kia, cho ra một món đồ gỗ hoàn chỉnh, kiểu cổ, là chuyện kỳ công. Cũng không ít món đã cũ nát, mang về lâu không tìm được khách hàng, càng để càng hư hỏng nặng, phải bỏ, coi như mất vốn. Thỉnh thoảng ông thu gom được đồ gỗ mà thời gian sử dụng đã 70 - 80 năm, phải bảo quản đặc biệt, chống ẩm, mốc, mối mọt.

                     

Gần hai mươi năm trong nghề, ông thường xuyên đi khắp các vựa đồ cũ ở các tỉnh. Ông gọi đó là những chuyến “săn lùng” hàng. Ông Âu đã trải qua đủ “cấp bậc” từ ve chai, lái nhỏ đến lái to. Quan trọng nhất, với ông, là quyết định mua hay không mua đứt món hàng. Ông tâm sự: “Tìm mua do cu những thứ không tên tuổi, thắng ăn cả, ngã về không, nên phải táo bạo, đôi khi liều”. Lúc mới vào nghề, ông theo sở thích của bản thân, còn bây giờ kinh nghiệm cộng với sự cảm thụ món hàng đã cho ông cách đánh giá tinh tế, nhạy bén. Chỉ cần nhìn sơ quan kiểu dáng, chất liệu gỗ là ông biết tuổi và giá trị còn lại của món đồ.

Khách mua chủ yếu là các ông Peter, Michel...












“Mười mấy năm trước, khi tôi tìm mua những cái va li, rương cũ bằng gỗ, không chỉ người ngoài mà ngay cả dân ve chai cũng bảo tôi khùng. Họ nói những cái rương ấy chắc bán cho... ma” - ông nhớ lại. Nhưng ông đâu có khùng. Người nước ngoài thường dùng những cái rương cổ để đựng rượu, trưng trong phòng khách, rất ấn tượng. Họ mua rương cũ của ông, rỉ tai nhau, “hữu xạ tự nhiên hương”, xưởng mộc của ông ngày càng có nhiều người nước ngoài và Việt kiều tìm đến. Trên đống rương cũ có đủ những cái tên viết bằng phấn trắng như Peter, Michel, Williams... Ông Âu khoác tay chỉ cho một ông khách nước ngoài đang tha thẩn ngắm nghía, tìm rương đi vào nhà kho phía trong: “Những cái đó có người mua rồi. Họ để đó chờ sửa lại cho đẹp”. Rương có cái giá chỉ 200.000 - 300.000 đồng, song những cái đường nét độc đáo, bên trong lót da, chất lượng còn tốt, giá lên tới cả trăm đô-la Mỹ. Tại những cửa hàng đồ gỗ cũ trên đường Lê Công Kiều, tiệm Villa ở Phó Đức Chính, tiệm ở Thủ Khoa Huân... cũng bày bán nhiều rương cũ, nhưng không có nhiều lựa chọn, chủng loại đặc sắc như ở xưởng mộc của ông Âu.

Khách hàng của ông Âu thì đủ loại, nhưng chủ yếu là khách nước ngoài. “Khách hàng là một xã hội thu nhỏ. Nhìn qua món đồ có thể đoán được tính cách của họ”. Bây giờ người Việt Nam thu nhập khá lên, xây dựng trang trí nhà cửa nhiều, đồ gỗ cũ được chú ý, trọng dụng. Dạo này các công ty trang trí nội thất, kiến trúc sư thường tìm đến ông. Họ mua đồ gỗ cũ, nhiều khi tìm kiểu dáng, về làm giả cổ, trang trí theo yêu cầu của khách hàng. Ông đưa mắt nhìn về phía phải xưởng mộc, nơi tốp thợ đang chuốt lại một quầy bar gỗ xỉn màu: “Cái này một công ty đặt mua đã lâu”.

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ bán đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) thanh lý tủ văn phòng, thanh lý ghế văn phòng, điều hòa, các loại, thanh lý bàn ghế cafe tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng, thanh lý bàn ghế văn phòng. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, tủ nấu cơm công nghiệp khách sạn đồ cổ thanh lý nội thất văn phòng giả cổ mua ban do cu.
Sưu tầm






Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Long lân quy phượng ẩn mình tại chợ đồ cũ bắc thăng long

Hiện chiếc sập Long Lân Quy Phượng được lưu giữ tại kho đồ cũ của ông Thưởng, hàng ngày khách hàng đến mua bán đồ cũ đều ghé lại chiêm ngưỡng.

                      

Ông Nguyễn Văn Thưởng (Đông Anh, Hà Nội), một chủ buôn cho biết, chiếc sập được ông tại một gia đình của người nước ngoài đang sinh sống ở phố Triệu Việt Vương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) với giá 310 triệu đồng.

Một chiếc sập cổ bằng gỗ trắc được ông Thưởng, chủ buôn đồ cũ tại Đông Anh, Hà Nội mua 310 triệu đồng nhưng hiện có người trả tới 1,5 tỷ đồng, song ông nhất định không đó.

Chiếc sập được làm hoàn toàn bằng gỗ trắc, có chiều dài 2,4m; rộng 2m và cao chừng 80 phân.
4 mặt chiếc sập trang trí với bộ đục long lân quy phượng rất cầu kỳ và tinh xảo.

Theo những người kinh doanh đồ gỗ cổ, 4 mặt chiếc sập được làm từ thân gỗ trắc nguyên bản, có tuổi đời lâu năm nên rất quý hiếm. Giá trị của chiếc sập nằm ở 3 yếu tố: Làm bằng gỗ trắc quý hiếm, có tuổi đời lâu năm và hoa văn tinh xảo.

                         

Chiếc sập được ông Thưởng giữ nguyên vẹn, kể cả bụi bặm của thời gian.

Theo ông Thưởng, sở hữu được chiếc sập cổ giá trị này phần nhiều là do may mắn. Ông kể lại: "Trong một lần dọn cho một gia đình trên phố Triệu Việt Vương, thấy chiếc sập được trang trí hoa văn tinh xảo, mình ngỏ ý hỏi mua đồ cũ. Ai ngờ người này cũng có ý định bán, nên chỉ chưa đầy 2 ngày, chiếc sập đã được đem về kho hàng cũ của mình". Tuy nhiên thông tin về tuổi đời, nghệ nhân làm nên chiếc sập cổ này cả chủ nhân cũ của nó cũng không biết rõ.

Hiện nhiều người tại Hà Nội và TP.HCM đã trả giá 1 - 1,5 tỷ đồng mua do cu chiếc sập gỗ này nhưng ông Thưởng chưa có ý định bán. Ông cho biết có thể sẽ giữ lại để làm kỷ niệm với nghề thu gom đồ cũ của mình.

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ bán đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) thanh lý tủ văn phòng, thanh lý ghế văn phòng, điều hòa, mua đồ cũ các loại, thanh lý bàn ghế cafe tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng, thanh lý bàn ghế văn phòng. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, tủ nấu cơm công nghiệp khách sạn đồ cổ thanh lý nội thất văn phòng giả cổ mua ban do cu.

Sưu tầm

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Rất nhiều đồ cổ đồ cũ trong nhà nghệ sỹ chí trung

Hãy cùng nghe tâm sự của NSƯT Chí Trung, một người buôn đồ cổ có hạng để biết về giới sưu tầm lạ lùng này… Rạch ròi đồ xưa, đồ cổ ? Nhiều người vẫn cho rằng tôi là một “trùm đồ cổ”, quả thực, đến giờ trong nhà tôi không còn đồ cổ. Đó là quan điểm rất sai lầm của những người không hiểu về đồ cổ. Nhà tôi có đồ xưa. Trong đồ xưa có hai từ đồ cổ và đồ cũ.

Lâu nay, người ta vẫn tò mò về những cổ vật được gọi là cổ, một cái bát, một cái đĩa, một thanh kiếm, một cái đao, một cái gối, một cái giường… có giá hàng nghìn, chục nghìn thậm chí cả trăm nghìn đô. Ồ! Thật kỳ lạ, cái vật vô tri kia sao lại có giá trên trời đến như thế và sao người ta lại đêm hôm lặn lội để tranh cướp nhau mua đồ cũ bằng được một món đồ. Sự thật, có không ít người giàu lên ngất ngưởng từ buôn cổ vật. Người ngoại đạo vẫn thường tò mò và thắc mắc về những người đi sưu tầm… cổ vật.

Người ngoại đạo vẫn thường tò mò và thắc mắc về những người đi sưu tầm… cổ vật. Hãy cùng nghe tâm sự của NSƯT Chí Trung, một người buôn đồ cổ có hạng để biết về giới sưu tầm lạ lùng này…



Tất cả cùng một niên đại, cùng một chất đất, cùng một bàn tay người tạo ra, cùng một thời đại lịch sử nhưng đồ cổ và đồ cũ khác nhau mà ít người hiểu đúng. Đồ cổ là món đồ đẩy lên trở thành biểu tượng của thời kỳ đó. Ví dụ như nhà máy sứ Hải Dương làm ra 2 triệu cái bát cho nhân dân ăn, thì họ làm ra 10 cái bát làm quà tặng khách quý. 10 cái bát đấy trải qua 1.000 năm nữa người ta sẽ đi tìm 1 trong 10 cái bát hoặc cả 10 cái bát hoặc thậm chí một mảnh vỡ của giá trị đấy và cái bát này được chế tác đẹp nhất và có góc đề để nhận ra thì đấy là đồ cổ. Cái bát được làm ra tinh xảo hơn các bát kia. Và cái người khi đi tìm mảnh vỡ này thì thấy 2 triệu cái bát kia và tôn lên làm đồ cổ và mua đồ cũ bán cho nhau, tạo ra giá trị thương mại nhưng thực chất đồ ấy không phải đồ cổ. Mọi người nghĩ giá trị thương mại của đồ cổ rất lớn, cái gì cũng có thể thành tiền. Vừa rồi một ông ở Đắk Nông đào được 3 cái rìu đá, bảo tàng xô đến, thì chỉ trong giới biết rằng đúng là đồ có giá trị lịch sử của văn hóa Trung Hoa chìm 700 năm, đồ đá 2.300 năm, hoàn toàn đúng không hề sai. Nhưng mọi người không biết đồ cổ liên quan đến giá trị thương mại vì ai cũng nghĩ cứ đồ cổ là đắt chứ không phải đồ cổ lúc nào cũng là thương mại. Ở góc nhìn thương mại thì cái rìu đá đấy hiện nay giá trị thương trường của nó chỉ khoảng 50.000 đồng. Bởi vì nhà tôi có vô số kể những cái rìu như thế và nhà nào sưu tầm cổ vật cũng có hàng đống. Các rìu đồng, rìu đá cũ kĩ này ở nhà tôi hay các nhà nào chơi đồ cổ, đồ cũ rất nhiều. Nhưng trong hàng nghìn cái rìu đấy thì có 1-2 rìu của tướng, của vua, ấn kiếm những dao khắc chuôi hoặc các hoa văn để tặng được gọi là đồ cổ và bán với giá cao. Còn cũng là những đồ đó cùng niên đại gỉ sét ra, thì dù có thời gian ngủ dưới lòng đất 2.000 năm, 3.000 năm nhưng nếu không có chữ khắc thì không phải có giá trị chuyển giao ở nhiều thế hệ mà chỉ là mấy nghìn năm trước do sơ suất để lại dưới ruộng nương và người ta đào lên thì chỉ là đồ cũ thôi. Nhìn đồ xưa ở hai góc độ. Thứ nhất ta chứng minh được nguồn gốc món đồ cổ được trao trong một thời kì nào đó và trở thành một biểu tượng. Biểu tượng chuyển giao cho nhau thì ra giá trị thương mại. Giá trị đấy có thể đẩy lên đến vài ba triệu đô. Thậm chí có những món đồ không phải có niên đại quá lâu, chỉ ở niên đại triều đại nhà Thanh của Trung Quốc do vua dùng cách đây khoảng 150 năm nhưng người ta vẫn bán với giá 25 – 30 triệu đô. Bởi vật đấy là vật độc bản, được làm đúng một vật do ông vua tặng cho người con. Hoặc vật của quan tặng cho vua được làm đúng một tiêu bản duy nhất. Những cổ vật duy nhất quý giá ấy trải qua chiến tranh loạn lạc, tưởng như thất lạc nay tìm lại được, có những món đồ chỉ cần 150 năm hay 200 năm được gọi là đồ cổ. Thứ hai những món đồ có niên đại 2.000 năm mà trở thành đồ dân dã thì không thể là đồ cổ mà là đồ cũ. Nhà tôi bây giờ còn lại không phải là đồ cổ mà là đồ xưa. Cách đây 27 năm, tôi rất nghèo vì làm diễn viên, lúc đó có phong trào sưu tập đồ cổ, đào ở ruộng nương rồi các hang động, người ta giấu trong quá trình loạn lạc. Có rất nhiều nhà ở Hà Nội thích sưu tầm và bày lên. Họ bày những cái bát, những chum vại, liềm hái… lên và mọi người đinh ninh đấy là đồ cổ. Lúc đó tôi cũng không hề có khái niệm gì về đồ cổ. Đồ cổ, đồ cũ, đồ xưa, đồ mới là do quan niệm thôi. Nhà tôi bây giờ chỉ còn lại một đống “đổ nát hoang tàn”. Câu chuyện “bé cái nhầm” đồ cổ Vừa rồi, cung đình Huế giữ 2 cái bình bằng vàng ròng, mỗi cái nặng 3 cân rưỡi của ông Dương Phú Hiến, ông ấy bảo gửi cho bảo tàng và cần thì ông tặng. 3 cân rưỡi vàng thì ở đâu cũng có thể có được, nhưng 3 cân rưỡi vàng mà cổ nếu ông có thì thế giới phải có mới đúng. Lúc đó người ta mới ngã ngửa ra là không phải, bình vàng vua chúa mình còn không có. Vừa rồi triển lãm báu vật cung đình của triều đình nhà Nguyễn chỉ có vài ba cái ngai là đã thấy ghê lắm rồi chứ có 2 cái bình mà mỗi bình 3 cân rưỡi vàng lấy đâu ra. Bảo tàng cung đình Huế là bảo tàng uy tín quốc tế, người ta triển lãm bình ở phòng chính và đề là “2 bình cổ bằng vàng 3 cân rưỡi” là sai. Sau người ta sửa lại thành “2 bình cổ kim loại màu vàng”. 2 bình kim loại màu vàng khác hẳn bình vàng. Chuyện lạ về đồ cổ Tôi đã gặp rất nhiều trọc phú. Khi xuống Ninh Bình, Nam Định tôi thăm cơ ngơi của những đại gia mới phất thời thị trường đất cát sôi động, cách đây 4, 5 năm thì bắt gặp những lục bình cao to. Người ta bảo với tôi: “Cái này anh mua 720 nghìn đô”, “Nhà anh có khoảng 100 bình kim loại mỗi món giá trị 720 nghìn đô đấy…”. Tôi nghe xong và cứ cười thôi. Mục đích gì để anh ấy nói như thế thì tôi không biết, chỉ có điều tôi ở trong nghề tôi biết cái thời cách đây 200 năm, 300 năm, triều đại nhà Thanh cũng không có cái bình như vậy. Lấy đâu ra. Nếu có chăng nữa thì trải qua thời gian, thế giới phải có trước chứ không phải là mấy cái anh trọc phú mới phất này. Mà lại buồn cười hơn là nhà anh ta có cả trăm cái bình ấy ở trong nhà. Thật nực cười. Đến cung đình còn chẳng có và nếu có thì bảo tàng thế giới có một đôi hoặc một chiếc vỡ, một chiếc lành đã là quý lắm rồi mà nhà anh ta lại có đến vài chục đôi bình như thế. Có hai cách để lý giải. Một là anh ấy rất giàu và anh ta tin điều đấy là thật. Hai là họ phải làm như thế và họ liên quan đến một số người cũng thích đồ cổ và họ đem biếu tặng. Họ tặng những ông kia 20 nghìn, 30 nghìn đô thì ông kia không dám nhận nhưng tặng cái cổ vật này: “Em cái 170 nghìn đô biếu bác”. Một thời gian sau có một ông đến nhìn cái món quà tặng ấy và xuýt xoa: “Ối! đồ này hiếm và đẹp quá! Em đang đi tìm”. Cái ông được cho đồ cổ bảo: “Tớ mua cái này 170 nghìn đô, bây giờ trả hơn tớ cho”, ông kia xoắn xuýt: “Em trả bác 220 nghìn đô”. Một ông đi biếu, một thằng đi mua để tặng tiền. Nghĩ xem, hai ông đấy là một. Đây là cách họ biếu nhau chăng?! Đồ cổ hay đồ cũ. Đổ mồ hôi chơi đồ cổ? Sau này tôi mới ngộ ra một điều là không có đồ cổ như mọi người nghĩ. Khi tôi đi buôn bán đồ cổ và mọi người đều nghĩ là đồ cổ và khi trở thành trào lưu xã hội ai cũng muốn sưu tầm vài ba cái bát, tất nhiên có cầu thì có cung. Những ngày đấy, tôi đi đào xới và mua bán từ Hà Nội vào Nghệ An. Có những ngày tôi phóng xe máy vào Nghệ An, Hà Tĩnh để mua những món đồ họ đào xới với giá 1.000 đô, 2.000 đô, về đây tôi bán được dăm, bảy chục nghìn đô. Mua vài trăm nghìn tôi bán được vài triệu. Và khi có 4-5 người xúm vào mua món đồ giá vài triệu thì món đồ sẽ được đẩy lên thành chục triệu và khi 10 người đến muốn mua món đồ chục triệu thì đẩy lên thành trăm triệu. Đây là một thị trường giả. Một nhu cầu giả. Còn giá trị ấy có thật hay không thì nó nằm ở niềm tin của chúng ta. Có những món tôi mua rồi bán lại đến 40.000 đô, có tiền để tôi mua ôtô. Có những món tôi mua 100 nghìn tôi bán được 10 triệu. Con đường từ 100 nghìn đến 10 triệu phải bàn sau. Mình tin là thật và người ta tin là thật thì có giá 10 triệu. Nhưng có những món tôi tin là thật và mua 10 triệu nhưng là đồ mới, đồ rởm bán đầy ra với giá 100 nghìn nhưng có ai biết đâu, mà làng đồ cổ luôn luôn như thế. Khi tôi bước vào nghề sưu tầm đồ cổ này với thời gian gần 30 năm Mua đồ cũ bán như thế, tất cả những món đồ của mình mà mọi người thích tôi bán hết rồi bởi vì tôi cần tiền để giải quyết nhu cầu cuộc sống. Có những món đồ bán lãi và những món đồ bán lỗ. Phần lớn những món đồ bán lãi thì giờ mới phát hiện nó là đồ mới. Và có những món đồ bán lỗ thì giờ phát hiện không phải là đồ cổ mà chỉ là đồ cũ thôi. Ngồi nghĩ lại, khi lòng tham tụt xuống thì tri thức tăng lên cộng với quá trình học hỏi thì phát hiện ra nhà mình là một đống đồ nát hoang tàn, mọi người cũng đừng có mơ mộng nhiều. Tôi yêu tiền từ đồ cổ mang lại Tôi là người không yêu đồ cổ lắm, nói hơi quá một tí thì tôi chỉ yêu tiền từ đồ cổ mang lại. Vậy tôi không phải là nhà sưu tầm cổ vật chân chính. Nếu như tôi là nhà sưu tầm cổ vật chân chính thì mua về suốt ngày mân mê, ngắm nghía, ai đến trả giá bao nhiêu cũng không bán, giữ khư khư: “Tôi gìn giữ tinh túy văn hóa”. Đấy là nhà sưu tầm cổ vật chân chính. Nhưng cũng có khi tôi bảo tôi giữ, nhưng giữ là để bán giá cao chăng? Nhưng để tồn tại 27 năm, để bỏ tiền ra, để bây giờ nhà đầy hết cả 7 tủ đồ cổ với hàng ngàn món thì không thể nói là không yêu. Ngày xưa tôi vẫn thường nói với bạn có những món bán đi rồi, lãi rồi nhưng vẫn chưa chứng minh nó là đồ cổ đâu? Ngay các nhà học thuật, các nhà sử học, họ có kinh nghiệm, họ có những câu trả lời chính xác nhưng cũng có những nhà sử học nặng về buôn bán nhưng nhiều khi họ cũng phải uốn suy nghĩ, để làm sao có lợi nhuận cho họ. Tôi là người yêu thích bộ môn đồ xưa. Tôi cũng có thành công nhất định và nhiều thất bại đau thương. Trong nhà tôi giờ còn nhiều món đồ xưa cũ, như bát đĩa, dao găm, súng lục, vòng cổ, vòng tay… đồ đồng, đất, đá, sành… của dân tộc sống hàng trăm, nghìn năm. Người ta bảo gối này của Vua Thành Thái nằm, thì cứ vu như thế chứ ai còn sống, nhân chứng lịch sử đâu mà biết được Vua Thành Thái nằm gối nào. Tất cả đồ cổ là ở mỗi người. Nghề này lợi nhuận quá lớn và kèm theo không ít hệ lụy Tôi đã qua thời kỳ đấy và gửi gắm lại, nếu bạn yêu thích đồ cổ thật sự, bạn yêu các giá trị, bạn chọn hai cách. Một là bạn hãy yêu đúng nghĩa là nhà sưu tập cổ vật chân chính. Hai là nếu bạn yêu cổ vật để ra giá trị thương mại thì tôi khuyên bạn đừng làm tất cả mọi điều vì miếng cơm, manh áo của bạn. Bởi vì nếu bạn mua cổ vật về chỉ để kiếm lời thì nó không tồn tại trong cái nghề này. Bởi vì nghề này thật sự vô cùng khắc nghiệt. Nhiều nơi mời tôi vào hội làng nghề sưu tầm đồ cổ nhưng tôi không vào bởi đơn giản một điều, nghề này thặng dư lớn quá nên nhiều khi anh mất em, bố mất con, chú mất cháu, bạn bè mất nhau. Để thặng dư lớn, lợi nhuận cao họ có thể đang là bạn bè rất thân nhưng hoàn toàn có thể trở thành kẻ xảo trá, lọc lừa. Trong làng đồ mới, làng điện tử, mọi thứ làng thì không có văn hóa đấy nhưng trong làng đồ cổ thì tôi đã nhìn thấy văn hóa đấy, nên tôi không thể yêu, không thể sống hết lòng, không đầu tư cho quan hệ lắm. Nói tóm lại tôi là một kẻ ngoại đạo. * Ghi theo lời của NSƯT Chí Trung, một người nổi tiếng sưu tầm cổ vật 

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ bán đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) thanh lý tủ văn phòng, thanh lý ghế văn phòng, điều hòa, mua đồ cũ các loại, thanh lý bàn ghế cafe tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng, thanh lý bàn ghế văn phòng. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, tủ nấu cơm công nghiệp khách sạn đồ cổ thanh lý nội thất văn phòng giả cổ mua bán đồ cũ.
Sưu tầm



Người nông dân xây nhà bằng đồ cổ ở vĩnh tường vĩnh phúc


Con đường dẫn vào ngôi nhà của người nông dân đó là một ngõ nhỏ lát bê tông, hai bên nhà cửa san sát. Ngôi nhà nhìn từ xa thoáng một nét kiến trúc như cung đình xưa. Trên tường rào có vô vàn bát đĩa cũ, những mảnh gốm vỡ. Vài chục chiếc cối đá xếp thành hàng. Cánh cổng mái vòm gắn những chiếc bình, chiếc đĩa đủ loại hoa văn từ hoa điểu (chim hoa), thạch trúc (tre trúc và đá), tam hữu (hoa mai, cúc, trúc), tùng hạc (chim hạc và cây tùng), lý ngư (cá chép), phượng vũ (chim phượng), phúc lộc thọ...


Ông Nguyễn Văn Trường, người nông dân xây nhà bằng đồ cổ. Ảnh: Phan Dương.

Đất Vĩnh Phúc xưa nay nổi tiếng vì có nhiều người chơi và buôn đồ cổ. Trong số này có ông Nguyễn Văn Trường ở làng Kiệu Sơn (Chấn Hưng, Vĩnh Tường) có một niềm đam mê vô hạn với những món đồ sành sứ từ xa xưa. Lẽ thường thú chơi đồ cổ chỉ dành cho kẻ có tiền. Có gã nông dân Trường "Khùng" nghèo rớt nhưng vì đồ cổ mà sẵn sàng bán thóc, cắm sổ đỏ, ứng tiền làm thuê hay vất vả ngược sông Hồng gom nhặt. Ông thì khác, mua đồ cũ hoặc nhặt về, rồi tuyệt nhiên không bán bao giờ.

Hơn 20 năm nay ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) có một người nông dân đi dọc sông Hồng sưu tầm đồ xưa. Không có tiền mua tủ kính trưng bày, ông đem gắn tất cả đồ vào tường, biến ngôi nhà thành tuyệt tác có một không hai.

Bước qua cổng, bên phải là hòn non bộ lớn đắp hàng nghìn mảnh gốm cổ. Cây si ẩn hiện phía sau, cây trúc la đà trước mặt. Bên trái là ngôi nhà cấp bốn không trát vôi vữa như lệ thường, thay vào đó trên tường gắn những chiếc đĩa thành từng hàng ngay ngắn. Ba cây cột trước nhà gắn chi chít những đồng tiền xu, đồng xèng, khuy áo cũ kỹ...

Lấy vạt áo lau vết bụi nhỏ trên chiếc đĩa trước mặt, ông Trường nhìn toàn căn phòng, rồi âu yếm gọi nó là "bức tranh". Ông gắn đồ xưa lên tường vì không có tiền mua tủ trưng bày và sợ mất trộm hay những lúc mang ra ngắm lỡ tay làm vỡ.

Ông Nguyễn Văn Trường, năm nay đã 52 tuổi, có mái tóc dài, nước da ngăm đen, đôi má hóp dãi nắng dầm sương kể, năm 1982, ông tham gia chiến đấu ở Campuchia. Đến năm 1986, ông về quê mưu sinh bằng nghề sơn rong bàn ghế thuê kiếm sống. Công việc này tạo điều kiện cho ông tiếp xúc với nhiều nhà, biết được các đồ cổ đẹp và niềm đam mê tột độ dấy lên trong ông từ đó.


Vì không có tiền nên ông quyết định gắn cố định những đồ xưa vào tường để không mang đi đâu được. Ảnh: Phan Dương.

"Tôi đi sơn bàn ghế cho một ông trùm buôn đồ cổ trong vùng. Nhà ông ấy có vô vàn đồ cổ đẹp, ngắm không biết chán. Ông ấy bảo tôi có cơ hội đi nhiều thì để ý xem nhà ai có đồ cổ thì mua do cu lại bán cho ông ấy. Lúc đó tôi đã say mê đồ cổ rồi, bán nó chẳng khác nào bán đi những giá trị văn hóa của dân tộc".

Năm 1989, ông Trường lấy vợ, sinh con. Cuộc sống khó khăn, ruộng nương chỉ có vài sào. Là lao động chính trong nhà nhưng phần lớn số tiền kiếm được ông đều đổ vào đồ cổ. "Vợ con ngày ngày nhiếc móc, giận dỗi, phản đối tôi kịch liệt. Hàng xóm cũng cho tôi là khùng, gàn dở. Nhà tranh vách đất, miếng cơm không có mà ăn còn học đòi chơi đồ cổ", giọng ông buồn bã.

Ngày đó, nhà ông Trường vẫn là gian nhà đất cũ kỹ. Hầu hết những đêm trời mưa ông đều phải thức trắng, vừa lấy tơi che cho con, vừa lấy tơi che cho những món đồ cổ.

Người đàn ông này thành thật "yêu đồ cổ hơn vợ rất nhiều lần". Vì yêu quá mà ông đem cắm sổ đỏ, vay được 8 triệu đồng với lãi 3 phân. Qua 7 năm, số tiền tăng lên hơn 30 triệu đồng. Con trai ông vừa mới giúp cha trả nợ dịp vừa rồi.

Càng dấn thân vào những thứ đồ của cha ông xưa, ông càng say mê. Rồi đến một ngày ông Trường "Khùng" bỏ luôn nghề sơn, ngày ngày rong ruổi chiếc xe máy tàu đi dọc sông Hồng lên Việt Trì, Lào Cai, Yên Bái... săn đồ.

"Hành trình đi nhặt đồ cổ của tôi vất vả lắm. Những trưa nắng chang chang mà mình tôi lăn lộn trên những bãi cát sỏi, nhặt từng mảnh gốm xưa, một chiếc khuy, đồng xu, xèng cũ tôi cũng xem là giá trị lắm. Ngoài nhặt nhạnh, tôi cũng lân la hỏi chuyện bà con và mua lại những đồ có giá trị", ông chia sẻ.
Người đàn ông kể, kỷ niệm sâu sắc nhất đó là lần đi qua mạn trại giam Vĩnh Quang (Tam Đảo) thì bị thủng xăm xe. Buổi trưa nắng gắt hơn 40 độ, xung quanh đường vắng teo không một hàng quán, bụng đói meo. Trên xe lại chở vài chục cân đồ gốm. Ông đẩy xe qua dốc hơn 2 km mà tưởng như chết đi, sống lại mất lần. Kỷ niệm này ăn sâu vào tâm trí đến mức giờ mỗi lần đi đâu ông đều có thói quen nắn lốp xe.

Lại có lần khác, hôm đó hơn 21h, ông đi mua được hơn 2 triệu đồng tiền đồ xưa. Gần về đến nhà thì ông đâm vào đống rơm. Tất cả đồ mua được đều bị vỡ tan tành. Xót đứt ruột nhưng ông vẫn cố gắng lượm tất những mảnh vỡ về.

                         


Cả gian nhà cấp bốn 2 gian của ông cũng được gắn vô vàn chiếc đĩa đẹp mắt. Ông Trường cho biết, bắt đầu đập tường gắn đĩa từ năm 2005 và mới hoàn tất "bức tranh" trong tháng này. Chỉ riêng căn nhà đã gắn mất 3.000 chiếc đĩa.

"Nhưng khó khăn nhất với tôi vẫn là không có tiền. Mỗi chuyến đi tôi chưa bao giờ có quá 1 triệu đồng. Phần lớn số tiền này, tôi đều phải bán lúa, vay mượn hay đi ứng trước tiền công. Chuyến đi nào tôi cũng phải nhịn đói lấy tiền mua đồ cổ. Có những bận, tôi còn chấp nhận làm thuê cho người ta vài ngày đổi lấy những món đồ", ông tâm sự.

Năm 1988, ngôi nhà nhỏ đã không còn đủ sức chứa đồ. Mỗi lần ngắm ông mất nhiều giờ lục ra, sắp xếp lại. Rồi ông nảy ra ý định gắn đồ cổ vào tường rào, sau đó làm vào hon non bộ, cuối cùng mới có ý định đập tường nhà, gắn đồ xưa. "Ban ngày tôi đi làm đồng giúp vợ, còn lại đi săn đồ cổ. Ban đêm mới làm công việc này. Tôi đập tường nhà, trộn 2 cát, một xi măng làm vữa. Cơm tối xong là tôi làm đến khuya. Mỗi tối gắn được từ 15 đến 17 chiếc đĩa lên tường".

Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ nên chỉ có mình ông làm. Mất 15 năm thì ông hoàn thành "bức tranh" của mình với tổng cộng hơn 8.000 chiếc đĩa, 90 kg xèng, 20 kg tiền xu, hơn 20 kg các loại khuy áo bằng đồng, bằng đá, và còn vô vàn những mảnh gốm vỡ khác.

"Bây giờ các con tôi đã trưởng thành. Gánh nặng cơm áo gạo tiền vẫn lớn nhưng không đè nặng như xưa. Ban ngày tôi vẫn tiếp tục săn tìm đồ cổ. Ban đêm tôi lại tiếp tục công việc gắn đồ cổ. Để làm hết mọi ngóc ngách trong nhà sẽ phải mất khoảng 7 năm nữa", người nông dân chơi đồ cổ xưa ước tính.

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ bán đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) thanh lý tủ văn phòng, thanh lý ghế văn phòng, điều hòa, mua đồ cũ các loại, thanh lý bàn ghế cafe tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng, thanh lý bàn ghế văn phòng. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, tủ nấu cơm công nghiệp khách sạn đồ cổ thanh lý nội thất văn phòng giả cổ mua bán đồ cũ.
Sưu tầm