Đối tượng khách mua hàng thanh lý
online đa số là những người muốn để thay đổi với tâm lý "cũ người mới
ta", thường không phải vì kinh tế khó khăn đến nỗi họ không đủ tiền mua đồ
mới. Với những món đồ đã quá cũ, vải sờn hay màu bạc phếch, dù chủ shop có nhiệt
tình rao đến thế nào cũng khó có ai hỏi đến.
Dù là những món đồ đã dùng lâu
ngày, hay những thứ mua từ lâu mà còn nguyên tem mác, chúng đều có một điểm
chung là không còn "được lòng" bạn nữa. Nếu cứ tiếc rẻ và chần chừ, bạn
sẽ chỉ khiến tủ đồ của mình ngày càng chật chội, thanh lý đồ cũ chúng cho những
người có nhu cầu là cách hợp lý nhất để vừa không lãng phí đồ, vừa giúp bạn rủng
rỉnh hầu bao hơn để tiếp tục mua sắm.
Những "gian hàng" có ảnh
chụp cận cảnh tem mác, chất liệu kèm theo miêu tả cặn kẽ độ mới, cũ của đồ và
nêu rõ cả những khiếm khuyết nhỏ nhất luôn đông khách mua hơn hẳn.
Vốn sẵn niềm đam mê bất tận với
váy áo, những shopaholic ("con nghiện" mua sắm) thường xuyên phải đối
mặt với hàng loạt câu hỏi siêu "ngớ ngẩn" như: Không hiểu sao mình lại
mua chiếc áo này? Bộ váy kia mình đã mặc lần nào chưa nhỉ? Chiếc túi ấy ở cửa
hàng nhìn đẹp mà về nhà xấu thế?...
Bất luận bạn đã "rinh"
chúng về vì lý do gì, giải pháp tối ưu trong trường hợp này là hãy "dọn tủ"
thật nhanh để nhường chỗ cho những mẫu mới mà bạn yêu thích
Không phải là những con buôn
chuyên nghiệp, các shopaholic thường chọn cách thanh
ly do cu online cho tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Thị trường đồ second
hand (đã qua sử dụng) trên các diễn đàn và mạng xã hội khá sôi động, bao gồm cả
2 hình thức và trao đổi đồ trên tinh thần "cũ người mới ta", buôn bán
để giao lưu kết bạn...
Đối tượng tham gia cũng khá đa dạng,
từ các nữ sinh đến những "bà mẹ bỉm sữa", từ những người thu nhập thấp
đến những "đại gia" thích săn hàng "độc"... Để "tiễn"
thật nhanh những món đồ không còn nhu cầu, các tiểu thương nghiệp dư cũng cần
có những bí quyết riêng để "buôn may bán đắt".
Đừng bao giờ một "mớ giẻ lau"
Gọi là đồ thanh lý, nhưng người
mua luôn ưu tiên nhất là những món đồ còn nguyên tem mác, hoặc còn mới đến hơn
90% (thường được quảng cáo là "chỉ mặc một lần đi đám cưới" hay
"chỉ giật mác ra giặt chứ chưa mặc lần nào"...).
Chấp nhận bán giá "bèo"
Chị Trần Hạnh, thành viên lâu năm
của một diễn đàn mua sắm dành cho mẹ và bé chia sẻ kinh nghiệm: "Đã là bán
đồ cũ tức là mình trót mua về rồi mới bán lại, bất luận dùng nhiều hay ít cũng
vẫn phải chấp nhận xuống giá mạnh tay mới có người mua đồ cũ. Hơn nữa có để lại
cũng phí vì chưa chắc mình đã mặc thêm lần nào, cứ bán đi dù chỉ được mấy chục
ngàn cũng vẫn còn hơn để đấy mà."
Chị cho biết thêm, với những món
đồ còn nguyên mác thì giá thanh lý có thể chỉ giảm 10 - 20% so với giá mua mới,
còn đồ đã dùng thì chỉ dễ bán ở mức giá bằng 1/2 hoặc 1/3 giá mua về.
Trung thực khi đăng ảnh và miêu tả tình trạng đồ
Thực tế cho thấy những "gian
hàng" được chủ shop chụp cận cảnh tem mác, chất liệu kèm theo miêu tả cặn
kẽ độ mới, cũ của đồ và cả những khiếm khuyết nhỏ nhất (như giày có vết xước ở
mũi, váy có một nốt tàn thuốc lá châm...) luôn đông người tham gia hơn hẳn.
Khách mua do cu luôn có cảm giác an tâm
và không sợ bị "hớ".
Việc không trung thực khi miêu tả
đồ hay cố tình chỉnh sửa ảnh quá "ảo" đều là những chiêu chỉ có thể
dùng được một lần, khó bán trong những lần sau. Thậm chí, nhiều chủ shop còn bị
khách mua đồng loạt đòi trả đồ, bị tước quyền tham gia diễn đàn, thậm chí bị lấy
ảnh chân dung bêu riếu là kẻ lừa đảo...
Đôi khi, dù không cố ý lừa đảo
nhưng các chủ shop vẫn bị khách mua phàn nàn về chuyện màu ngoài đời khác nhiều
so với ảnh giới thiệu. Thực tế, việc chụp ảnh sản phẩm phụ thuộc vào khá nhiều
yếu tố. Để đảm bảo ảnh lên chân thực nhất, người chụp cần có những hiểu biết cơ
bản về nhiếp ảnh để biết khi chụp với điện tuýp thì chọn chế độ nào, với ánh điện
đỏ thì cần điều chỉnh ra sao...
Chăm chút món đồ cẩn thận trước khi bán
Dù đó là những món đồ bạn đã quá
ngán ngẩm, không còn muốn nâng niu như lúc mới mua về nhưng cũng đừng để chúng
trông quá "thảm hại". Những nếp gấp nhăn nhúm, mùi ẩm mốc hay bụi bặm
do để lâu sẽ khiến cho chúng trông giống mớ giẻ lau hơn là đồ mặc được. Hãy cho
người mua thấy được giá trị đích thực của chúng bằng cách giặt sạch sẽ, là phẳng
phiu và sắp xếp cho thật ngăn nắp.
Nên bán theo mùa
Ngoài một số thứ có thể dùng
quanh năm như quần jeans, giày dép... thì các món đồ nên được bán đúng theo
mùa. Những quần áo hay phụ kiện chạy theo mốt cũng nên được thanh lý càng sớm
càng tốt vì các kiểu mốt "ngắn ngày" thường nhanh rộ nhưng cũng rất
chóng "chìm". Thanh lý những đồ hợp xu hướng bao giờ cũng dễ bán và
được giá hơn hẳn.
Nếu bạn muốn mua bán đồ cũ các
thiết bị nhà hàng, quán ăn, văn phòng, gia đình tại Hà Nội. Vui lòng liên hệ
ngay hôm nay:
Website: mua bán đồ cũ
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc
thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long ) thanh lý bàn ghế văn phòng, quán café, gia đình tủ nấu cơm công nghiệp, điều hòa, thanh lý tủ đông các loại, khách hàng có thể tìm thấy đẩy đủ nội
thất cũng như thiết bị bếp công nghiệp cho nhà hàng, quán
ăn, quán café, gia đình, tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng.
Ngoài ra, chúng tôi còn mua bán thanh lý ghế liền bàn đã qua sử dụng
chậu rửa công nghiệp nhà hàng quán
ăn, thanh lý tủ mát khách sạn đồ cổ giả
cổ.
Sưu tầm