Bà Nguyễn Thị Hoa (SN 1967, quê Ý
Yên, Nam Định) chia sẻ, sau hơn 10 năm bươn chải với nghề thu mua đồng nát, bà
không đếm xuể có bao nhiêu lần phải rơi nước mắt vì những lời nói vô tâm, những
câu chửi cay nghiệt.
Tuy nhiên bên cạnh những ấm ức,
buồn tủi ấy có những lúc bà vẫn nhận được niềm vui, niềm an ủi của nhiều người
tử tế dành cho mình.
Bà Hoa cho biết, 10 năm trước, do
hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải nuôi hai con ăn học nên bà lên Hà Nội làm nghề
gom đồng nát.
Ban đầu bà chỉ đi loanh quanh các
khu trọ, sau khi thông thạo địa hình, bà tiến hành đi thu mua thanh
lý đồ cũ phế liệu xa hơn. Có những thời điểm, bà đi cả ngày đến tận gần
khuya mới trở về. Cuối buổi, tổng số tiền bà Hoa kiếm được chỉ khoảng 50 nghìn
đồng.
Không chỉ vất vả, bà Hoa còn nhận
không ít những dè bỉu, khinh khỉnh của người đời khi làm công việc này.
"Nhiều người thấy tôi quê
mùa, nhếch nhác lại dắt bộ chiếc xe đạp đi mua
do cu phế liệu thì họ miệt thị. Họ còn gọi tôi trống không là ‘đồng nát
ơi’. Có người thì thản nhiên ném túi phế liệu, giấy vụn vào người tôi khiến túi
đồ bục nát, bắn tứ tung. Họ cho đồ thì cũng thích thật nhưng tôi cũng không
tránh khỏi cảm giác tủi thân”, bà Hoa nói.
Ngoài ra, người phụ nữ này cũng
chia sẻ thêm, có những người còn thiếu ý thức hơn, họ nghe tiếng rao mua phế liệu
thì vội vàng ôm cả những chai lọ thủy tinh đã vỡ để dúi vào tay người mua đồng
nát.
“Chúng vỡ nát, nằm lẫn lộn vào nhau
nên khi tôi cầm vào thì bị đứt tay, chảy máu. Tôi nhắc nhở thì họ trả lời bằng
giọng hách dịch: “Tiện thì bỏ, không để ý”, bà Hoa bức xúc nói.
Tuy nhiên bà Hoa cũng phải khẳng
định, bà từng gặp nhiều người dân tốt bụng, dành những tình cảm tốt đẹp cho bà.
Họ còn quan tâm bà bằng việc cho cốc nước ấm trong những ngày mưa gió, rét mướt.
Vì thế bà luôn lấy đó làm động lực để tiếp tục với nghề..
Người đàn bà 50 tuổi này chia sẻ,
một lần, vào 12 giờ trưa, khi bà đang tìm mua đồ phế liệu ở khu vực Giáp Bát (Hoàng
Mai, Hà Nội), một hộ dân đã gọi bà vào để cho túi đồ cũ vừa dọn. Trong túi đó,
họ đã phân loại riêng các chai lọ, giấy vụn, sắt thép... Họ cũng không quên dặn
bà ít hôm sau lại đến lấy tiếp.
“Một lần khác, tôi đạp xe đi qua
khu tập thể cũ ở quận Thanh Xuân (Hà Nội). Một cụ bà tóc bạc tầm 80 tuổi, gọi
tôi lại để bán ít chai lọ đã qua sử dụng.
Hôm sau, tôi vẫn đi ở con phố ấy,
cụ bà vẫn tiếp tục vẫy tôi lại để bán phế liệu. Vừa mời tôi uống ngụm trà, cụ
bà bảo con cháu ở xa, nhà không có gì đáng giá nên phải nhặt ít chai lọ, đồ cũ
bán lấy tiền mua quà bánh cho các cháu. Bà nghèo nhưng tấm lòng của bà khiến
tôi cảm động.
Sau đợt đó, mỗi lần đi qua đó,
tôi đều ghé thăm bà để gom đồng nát. Có dạo, cụ bà ốm, con cháu ở xa không kịp
về thăm, tôi lập tức mua thuốc và cháo để chăm sóc cụ. Khi cụ khỏi, cụ cảm ơn
tôi rối rít. Đến giờ, cụ vẫn coi tôi như con cái trong nhà”, bà Hoa nói.
Bà Hoa cũng chia sẻ kỷ niệm khiến
bà nhớ nhất khi làm việc. Đó là lần bà được một người chủ công ty bất động sản ở
khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội cho phế liệu.
"Mở bao tải để phân loại phế
liệu, tôi phát hiện cạnh túi bóng đựng mấy cuốn sách cũ có một chiếc hộp màu
đen. Trong hộp đó chứa một chiếc vòng vàng trông rất sang trọng", bà Hoa
cho biết.
Bà Nguyễn Thị Hoa (SN 1967, quê Ý
Yên, Nam Định) chia sẻ, sau hơn 10 năm bươn chải với nghề thu mua đồng nát, bà
không đếm xuể có bao nhiêu lần phải rơi nước mắt vì những lời nói vô tâm, những
câu chửi cay nghiệt.
Tuy nhiên bên cạnh những ấm ức,
buồn tủi ấy có những lúc bà vẫn nhận được niềm vui, niềm an ủi của nhiều người
tử tế dành cho mình.
Bà Hoa cho biết, 10 năm trước, do
hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải nuôi hai con ăn học nên bà lên Hà Nội làm nghề
gom đồng nát.
Ban đầu bà chỉ đi loanh quanh các
khu trọ, sau khi thông thạo địa hình, bà tiến hành đi thu mua phế liệu xa hơn.
Có những thời điểm, bà đi cả ngày đến tận gần khuya mới trở về. Cuối buổi, tổng
số tiền bà Hoa kiếm được chỉ khoảng 50 nghìn đồng.
Không chỉ vất vả, bà Hoa còn nhận
không ít những dè bỉu, khinh khỉnh của người đời khi làm công việc này.
"Nhiều người thấy tôi quê
mùa, nhếch nhác lại dắt bộ chiếc xe đạp đi mua phế liệu thì họ miệt thị. Họ còn
gọi tôi trống không là ‘đồng nát ơi’. Có người thì thản nhiên ném túi phế liệu,
giấy vụn vào người tôi khiến túi đồ bục nát, bắn tứ tung. Họ cho đồ thì cũng
thích thật nhưng tôi cũng không tránh khỏi cảm giác tủi thân”, bà Hoa nói.
Ngoài ra, người phụ nữ này cũng
chia sẻ thêm, có những người còn thiếu ý thức hơn, họ nghe tiếng rao mua phế liệu
thì vội vàng ôm cả những chai lọ thủy tinh đã vỡ để dúi vào tay người mua đồng
nát.
“Chúng vỡ nát, nằm lẫn lộn vào
nhau nên khi tôi cầm vào thì bị đứt tay, chảy máu. Tôi nhắc nhở thì họ trả lời
bằng giọng hách dịch: “Tiện thì bỏ, không để ý”, bà Hoa bức xúc nói.
Tuy nhiên bà Hoa cũng phải khẳng
định, bà từng gặp nhiều người dân tốt bụng, dành những tình cảm tốt đẹp cho bà.
Họ còn quan tâm bà bằng việc cho cốc nước ấm trong những ngày mưa gió, rét mướt.
Vì thế bà luôn lấy đó làm động lực để tiếp tục với nghề.
Người đàn bà 50 tuổi này chia sẻ,
một lần, vào 12 giờ trưa, khi bà đang tìm mua đồ phế liệu ở khu vực Giáp Bát
(Hoàng Mai, Hà Nội), một hộ dân đã gọi bà vào để cho túi đồ cũ vừa dọn. Trong
túi đó, họ đã phân loại riêng các chai lọ, giấy vụn, sắt thép... Họ cũng không
quên dặn bà ít hôm sau lại đến lấy tiếp.
“Một lần khác, tôi đạp xe đi qua khu tập thể
cũ ở quận Thanh Xuân (Hà Nội). Một cụ bà tóc bạc tầm 80 tuổi, gọi tôi lại để
bán ít chai lọ đã qua sử dụng.
Hôm sau, tôi vẫn đi ở con phố ấy,
cụ bà vẫn tiếp tục vẫy tôi lại để bán phế liệu. Vừa mời tôi uống ngụm trà, cụ
bà bảo con cháu ở xa, nhà không có gì đáng giá nên phải nhặt ít chai lọ, đồ cũ
bán lấy tiền mua quà bánh cho các cháu. Bà nghèo nhưng tấm lòng của bà khiến
tôi cảm động.
Sau đợt đó, mỗi lần đi qua đó,
tôi đều ghé thăm bà để gom đồng nát. Có dạo, cụ bà ốm, con cháu ở xa không kịp
về thăm, tôi lập tức mua thuốc và cháo để chăm sóc cụ. Khi cụ khỏi, cụ cảm ơn
tôi rối rít. Đến giờ, cụ vẫn coi tôi như con cái trong nhà”, bà Hoa nói.
Bà Hoa cũng chia sẻ kỷ niệm khiến
bà nhớ nhất khi làm việc. Đó là lần bà được một người chủ công ty bất động sản ở
khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội cho phế liệu.
“Vào một buổi trưa nắng gắt cách
đây 2 năm, tôi đạp xe lòng vòng qua các con phố để gom đồng nát. Khi vừa đến một
căn nhà khang trang ở khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội, tôi được một người đàn bà
sang trọng gọi vào.
Người phụ nữ cho biết mình tên
Ngoan (52 tuổi), là chủ một công ty bất động sản. Bà Ngoan nói, ít ngày trước, bà vừa dọn lại
nhà nên có ít đồ cũ cho tôi.
Vừa nói, bà Ngoan vừa chỉ tay về
chiếc bao tải đồ phế liệu ở góc tường và bảo tôi mang đi. Tôi bê bao tải lại rồi
lấy tiền trả bà một ít gọi là có, nhưng bà ấy không nhận. Tôi cảm ơn bà rồi chất
đồng nát lên xe đi về.
Khi trở về, mở bao tải để phân loại
phế liệu, tôi phát hiện cạnh túi bóng đựng mấy cuốn sách cũ có một chiếc hộp
màu đen. Trong hộp đó chứa một chiếc vòng vàng trông rất sang trọng.
Ngay lập tức, tôi đem chiếc vòng
vàng cho một người hàng xóm khu trọ xem vì vẫn nghi ngờ đó là vòng vàng giả. Từ
nhỏ đến giờ, tôi có được cầm đến vàng bao giờ đâu.
Người hàng xóm xem xét một lúc rồi
xác định đó chính là vàng thật. Lúc đó tôi thấy mình vừa mừng, vừa sợ. Cầm
trong tay chiếc vòng vàng quý giá, tôi trở lại căn biệt thự kia để trả lại cho
bà chủ”, bà Hoa kể lại.
“Khi tôi trở lại, bà Ngoan thấy
tôi nhếch nhác, bẩn thỉu nhưng vẫn đon đả mời tôi vào nhà. Vừa ngồi, tôi lập tức
thông báo về chiếc vòng vàng vừa nhặt được từ chiếc bao tải phế liệu kia. Bà
Ngoan cầm chiếc vòng vàng và rơi nước mắt.
Sau đó bà Ngoan kể về lai lịch
chiếc vòng vàng này cho tôi biết. Thì ra, trước đây nhà bà Ngoan nghèo, vợ chồng
bà phải trải qua rất nhiều nghề để kiếm sống, mưu sinh.
Sau này, khi chồng bà mở được
công ty bất động sản, việc làm ăn bắt đầu phát đạt thì ông không may mắc bệnh
hiểm nghèo.
Trước khi qua đời, ông đã bí mật
mua chiếc vòng vàng có khắc chứ “Tâm’ để tặng vợ. Bà Ngoan kể, đó là món kỷ vật
trong khốn khó mà ông nhà đã tích góp để tặng với mong muốn bà luôn làm việc bằng
tâm sáng thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp.
Từ ngày chồng mất, bà Ngoan nâng
niu món quà ấy như báu vật. Thế nhưng không hiểu sao, qua lần chuyển nhà trước,
bà vô tình làm thất lạc nên buồn bã nhiều ngày. Giờ đây khi nhận lại chiếc vòng
trong đống phế liệu cũ, bà vô cùng biết ơn tôi”, bà Hoa tiếp lời.
“Sau đó, bà Ngoan đề nghi tặng
tôi một khoản tiền lớn như để cảm ơn. Tuy nhiên tôi từ chối. Tôi nói với bà,
sau này có phế liệu thì tôi xin chứ không nhận tiền. Tôi chào bà ra về, trong
lòng rất vui và tự hào”, bà Hoa nhớ lại.
Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua
đồ cũ bán đồ cũ thanh lý lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: được bán thanh lý
chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối –
đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt vân gỗ, chậu rửa công nghiệp, bếp công nghiệp
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét