Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Live-stream nhặt đồ cũ ve chai gây bão cộng đồng mạng

Một phụ nữ thuộc thế hệ 6X làm công việc nhặt đồ cũ ve chai mưu sinh hằng ngày đã trở nên rất nổi tiếng sau khi "live-stream" kể về cuộc đời mình, theo Shanghaiist.

Chị Đào Ngọc Thu sống cuộc đời chật vật tại thành phố Tùng Nguyên, tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) nhờ vào những thứ người ta bỏ đi.

Cách đây 3 tháng, chị quyết định làm điều gì đó thật đặc biệt, để cuộc sống có chút màu sắc tươi mới. Vậy là chị lắp đặt thiết bị trong nhà mình để có thể kết nối với mọi người khắp cả nước qua mạng internet.

Căn nhà chật hẹp, chỉ gần 8m² thấp trũng, nhưng chất đầy đồ đạc. Lúc mọi người chưa thức giấc thì bà Trương Thị Biết (92 tuổi, ngụ hẻm 42 Hồ Hảo Hớn, P.Cô Giang, Q.1) lại đi khắp xóm tìm kiếm nhặt nhạnh lon nước ngọt, chai nhựa bán đồ cũ kiếm tiền nuôi con gái mắc bệnh tâm thần…

Chị live-stream kể về cuộc đời mình và dần dần có được lượng "fan" đáng kể. Nội dung chị tương tác với cộng đồng mạng thường hướng đến những điều tích cực và ý nghĩa trong cuộc sống. Hiện chị vẫn đều đặn giao lưu, trò chuyện cùng mọi người qua công cụ live-stream của mình


Nhận xét về chị Thu, một người hàng xóm chia sẻ rằng chị ta là một người luôn lạc quan vui sống dù ngày ngày lang thang nhặt ve chai kiếm tiền. "Chị ấy là một tấm gương cho chúng tôi về niềm tin yêu cuộc sống", người hàng xóm nói.

Trào lưu live-stream ở Trung Quốc phát triển cực mạnh, và nó giúp cho bất kỳ ai cũng có thể trở thành ngôi sao trên mạng. Và trường hợp của chị Thu nhặt phế liệu là một ví dụ điển hình.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua đồ cũ bán đồ cũ thanh lý lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt vân gỗ, chậu rửa công nghiệp, bếp công nghiệp
Sưu tầm


Quán cafe đồ cũ độc nhất ở quảng trị

Khoảng nửa tháng trở lại đây, quán cà phê Cũ 1972 (35 Tôn Thất Tùng, TP.Đông Hà, Quảng Trị) trở thành địa điểm đến của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Hỏi ra mới biết đó là gia tài của Hoàng Thái Hiền (31 tuổi, trú tại TP.Đông Hà) và Trần Công Anh (23 tuổi, trú H.Gio Linh).

Có chung niềm đam mê đồ cũ, hoài niệm nhưng Hiền và Anh có 2 con đường lập nghiệp khác nhau. Anh là dân tay ngang nhưng có một công việc ít nhiều liên quan đến nghệ thuật và hoa tay là chụp ảnh và viết thư pháp. Còn Hiền, một tay chơi xe cổ, lại từng sống chủ yếu bằng nghề… điện lạnh.
Theo lời của ông chủ quán hết sức điển trai và có gu thời trang này, việc nhặt nhạnh là cả một quá trình. Họ đã từng ra tận ngoài bắc mua gốm sứ Bát Tràng, nhưng chỉ mua những loại chén bát bị lỗi, không được tròn trịa. Họ lân la đến những cửa hàng phế liệu, mua do cu với giá cao hơn sắt vụn một chút. Hay họ sẵn sàng đi xin, kèo nèo gia chủ nếu họ có những món đồ cũ vứt đi…

Có đồ cũ rồi, hai chàng trai này tự tay xây tường, lát nền, sơn cửa, đóng bàn ghế, tô vẽ trang trí… “Tự tay” ở đây không có nghĩa chỉ là bỏ vốn mà “tự tay” ở đây được hiểu đúng theo nghĩa đen. “Quán cà phê này là tâm huyết của cả 2 anh em và chúng tôi chẳng thuê ai làm cả mà tự xây dựng, sửa chữa, trang trí… bằng chính đôi tay của mình. Phần vì tiết kiệm được chi phí, phần vì sợ thuê người, họ sẽ không làm đúng ý chúng tôi. Và hiện giờ, quán cũng chỉ có 2 anh em phục vụ, pha chế, dọn dẹp...”, Hiền cho biết.

“Mình yêu sự cũ kỹ. Cái cũ thường rất đẹp. Mục đích mình muốn góc quán này như một ngôi nhà, rất ấm áp để nhớ về tuổi thơ, một thời lửa đạn, một thời chiến tranh”, Hiền tâm sự.
Quán Cũ 1972 phần nào đã làm được điều đó khi khách dường như bị lạc vào một không gian khác. Quán nằm trên một con đường vắng vẻ, ở đó chỉ nghe tiếng nhạc Trịnh Công Sơn du dương.


Quán chia làm 2 khu, trong khi ở ngoài hiên khá sáng sủa thì bên trong lại khá tối, phải bật đèn màu vàng mới thấy mặt người. Trên những mảng tưởng gạch cố ý được tạo hình loang lổ như thể vừa có một trận bom ném xuống là chi chít những đồ vật mà người ta thường chỉ sử dụng trong thời chiến hoặc thời bao cấp: bi đông nước, cassette, máy may, đèn Hoa Kỳ… Chưa hết, trên đó có treo bức hình những danh nhân thời chiến như: Che, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… và những tấm bảng treo những câu nói của danh nhân hoặc câu khẩu hiệu cổ động ngày xưa.

Bàn ghế trong quán toàn bộ là đồ cũ, phủ màu thời gian. Ở đây, ban đêm mọi người có thể đến nghe nhạc và uống 1, 2 chai bia để nghe nhạc chứ không trở thành tưng bừng. “Say cùng tiếng nhạc chứ không phải say mèm”, Hiền nói.

Kiến trúc sư Hồ Huy, một vị khách của quán, cho biết dù phong cách của quán cà phê không mới so với cả nước nhưng là đầu tiên và độc nhất ở Quảng Trị bây giờ. “Tôi rất ủng hộ 2 bạn trẻ này. Trong không gian này, nghe một bản nhạc hay đọc một cuốn sách và thưởng thức một tách cà phê Khe Sanh thì sẽ không còn gì bằng”, kiến trúc sư Hồ Huy nói.

Còn Hiền vẫn khiêm nhường cho rằng: “Quán tôi mở ra cho tất cả mọi người nhưng tôi biết không phải ai cũng thích. Có người chỉ đến cho biết, để chụp ảnh… nhưng cũng có người sẽ yêu như chúng tôi và quay lại quán nhiều”.
Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua đồ cũ bán đồ cũ thanh lý lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt vân gỗ, chậu rửa công nghiệp, bếp công nghiệp
Sưu tầm






Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Nhặt đồ cũ làm từ thiện mỗi dịp xuân về

Gom đồ cũ ve chai bán lấy tiền làm từ thiện là việc làm quen thuộc vào mỗi buổi chiều thứ 5 của các thành viên đội tình nguyện Mầm xanh, trường đại học Ngân hàng TPHCM. Ra đời cách đây khoảng 6 năm chỉ với 6 thành viên, đến nay, đội đã có gần 100 tình nguyện viên và cộng tác viên thường xuyên.

Những phần quà tuy chỉ là vài chai nước mắm, gói mì chính hay vài bộ áo quần cũ nhưng đã góp phần làm ấm tình người.

Để duy trì hoạt động của nhóm, từ nhiều năm nay, ngoài việc bán đồ tự làm như huy hiệu, móc khóa, bán card điện thoại... gây quỹ, nhặt ve chai là một trong những hoạt động chính. Tình nguyện viên chia theo nhóm gõ cửa từng phòng trong ký túc xá để xin ve chai. “Dần dần không chỉ trong ký túc xá mà các nhà chủ trọ bên ngoài cũng hưởng ứng, nhiều người cứ đúng chiều thứ 5 là mang ve chai ra trước cửa cho chúng em”, Nguyễn Thị Thủy Tiên, sinh viên năm 3 ngành kế toán, nói.


Tiên cho biết thêm, trong hai ngày 5 và 6/12 vừa qua, nhóm Mầm xanh vừa tặng hơn 3 tấn quần áo ấm, đồng phục học sinh tới bà con xã Đạ Long, huyện Đam Rông (Lâm Đồng). Ngoài ra, nhóm còn trao tặng 252 phần quà nhu yếu phẩm (gạo, mắm, nước tương, mì tôm,...) cho hộ nghèo và cận nghèo, 609 phần quà cho học sinh (vở, bộ đồ dùng học tập), 38 phần quà đặc biệt dành tặng các em học sinh giỏi (ba lô, máy tính cầm tay, vở), cùng một số bộ SGK gửi tặng các trường học. Kinh phí hoạt động của chương trình thông qua đêm nhạc từ thiện do chính nhóm Mầm xanh tổ chức gây quỹ.
Năm nay, đội Công tác xã hội trường đại học Văn Hiến TPHCM chuyển hướng lên vui Tết sớm với bà con vùng biên giới xã Đèn, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh vào các ngày 23 và 24/1 tới. Chia sẻ về hoạt động sắp tới, Võ Quang Công, sinh viên năm 3 khoa Tâm lý, Phó Chủ nhiệm CLB cho biết, dự tính kinh phí cho đợt tình nguyện mùa Xuân từ 40- 50 triệu đồng để tặng quà và trao học bổng cho các em học sinh nghèo nơi đây.

Trong khi đó, chuyến tình nguyện mùa xuân sắp tới của đội Công tác xã hội trường đại học Kinh tế TPHCM sẽ về với bà con huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp với kinh phí ước tính khoảng 90 triệu đồng bao gồm quà và học bổng.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua đồ cũ bán đồ cũ thanh lý lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt vân gỗ, chậu rửa công nghiệp, bếp công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng
Sưu tầm


Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

Nhiều nghĩa cử cao đẹp từ nghề mua đồng nát

Không lỉnh kỉnh với những đồ bảo hộ nặng nề, chỉ một đôi gang tay nhỏ, một chiếc xe đạp cũ, bà Trương Thị Huệ (SN 1964, quê Thanh Hóa) miệt mài gom đồng nát.

Bà Huệ kể, cuộc sống khó khăn, vất vả khi chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nên gần 20 năm trước, bà quyết định lên Hà Nội làm nghề phụ quán ăn. Tuy nhiên thu nhập thấp, bấp bênh, không đủ chi tiêu nên sau đó bà chuyển sang nghề đi gom đồng nát.

20 năm làm nghề, bà Huệ chia sẻ, không ít lần bà nhặt được những món đồ có giá trị không chỉ về vật chất mà còn ở mặt tinh thần. Thế nhưng, dù nhặt được những món đồ ấy, bà cũng không bao giờ giữ lại làm của riêng mà tìm cách trả về với chủ nhân thật sự .

Bà Huệ kể, cách đây 5 năm, trong lần nhặt phế liệu ở một con ngõ ở quận Long Biên, bà vô tình nhặt được một cặp nhẫn cưới trong một chiếc gối cũ bỏ đi.

“Đó là hôm trời vừa nhá nhem tối, tôi đang đạp xe trên con ngõ nhỏ thì thấy một chiếc xe rác chất đầy những túi bóng lỉnh kỉnh.

Tôi dừng lại, mở từng chiếc túi ra để lấy chai nhựa, lọ thuốc bỏ đi thì thấy một chiếc gối cũ ở bên dưới. Lật chiếc gối lên, tôi cảm giác có gì đó như cộm ở phía bên trong nên mở ra xem. Tôi không ngờ, đó là một cặp nhẫn cưới”, bà Huệ kể.

“Trước đó, tôi cũng từng nghe thông tin có người hay cất đồ và tiền ở túi hay gối nhưng không nghĩ bản thân mình nhặt được món đồ giá trị này. Sau khi suy nghĩ, tôi quyết định tìm đến nhà tổ trưởng khu phố để thông báo và bàn giao cặp nhẫn”, bà Huệ tiếp lời.


Bà Huệ cho biết, một ngày sau, khi tổ trưởng khu phố thông tin bà nhặt được cặp nhẫn trên thì có một đôi vợ chồng trung tuổi đã đến xin nhận lại. Họ cho biết đó là cặp nhẫn cưới ngày xưa của mình. Hai ông bà chắt bóp, tằn tiện lắm mới mua được. Hiện nay do họ không còn đeo vừa nên cất vào chiếc gối ngủ của mình. Hôm trước, hai ông bà đi du lịch, con dâu ở nhà dọn đồ nên sơ ý bỏ đi.

“Ông bà nhận lại đôi nhẫn và mời tôi đến nhà để biếu chút tiền gọi là để cảm ơn. Nhưng điều khiến tôi vui nhất là món quà ý nghĩa đã về đúng tay chủ nhân”, bà Huệ nói.

Bà Huệ cũng cho biết, trong khi nhặt đồ cũ phế liệu, bà cũng từng rơi nước mắt vì chứng kiến những câu chuyện buồn, hoàn cảnh thương tâm. Trường hợp của một cô gái tên Nga (ở Nam Định), bà từng gặp là một ví dụ điển hình.

Bà Huệ kể, cách đây khoảng 3 năm về trước, vào 12 giờ đêm, bà cùng chiếc xe đạp cọc cạch vẫn dạo qua từng ngõ ngách để nhặt phế liệu. Bất ngờ, bà nghe thấy tiếng hét thất thanh của một người nào đó cách đấy không xa vọng lại.

“Theo phản xạ tôi chất đồ phế liệu lên xe rồi tiến lại gần thì thấy vài thanh niên đang có những hành động khiếm nhã với một cô gái trẻ. Cô gái thì vô cùng sợ hãi, khóc lóc xin tha”, Bà Huệ nhớ lại.

“Biết dây với những thành phần này rất mệt, không còn cách nào khác, tôi đành tri hô "công an đến, công an đến". Đám thanh niên có vẻ giật mình khi thấy có ánh đèn xe máy từ phía sau tôi, chúng bỏ chạy ngay.

Chúng vừa đi, cô gái trên ôm tôi mà khóc nức nở. Sau đó, cô cho biết mình tên Nga, quê Thanh Hóa. Nga nhà nghèo, đông anh em, bố mẹ lại hay đau yếu vì vậy cô phải ra Hà Nội để làm phục vụ quán ăn.


Nga cũng kể, đám thanh niên kia là những khách hàng trong quán cô làm trước đó. Chúng thấy cô xinh xắn thì trêu đùa. Khi chúng đang bắt đầu giờ trò sàm sỡ thì tôi đến kịp. Vì vậy cô may mắn thoát nạn”, bà Huệ nhớ lại.

Lần khác, khi bà Huê đi nhặt phế liệu đêm thì gặp một cậu học sinh đi học thêm về bị dọa dẫm. Đối tượng là một thanh niên khá bặm trợn.

“Anh ta còn đòi giật chiếc túi xách từ tay cậu bé. Tôi thấy cậu bé trạc tuổi cháu mình, tôi hô hoán mọi người xung quanh cứu giúp. Không ngờ, gã thanh niên kia xô ngã tôi xuống đất. Sau đó, hắn đạp mạnh vào người tôi rồi nhanh chóng lên xe phóng đi. Khi mọi người chạy ra, tôi và cậu bé học sinh kia mới hoàn hồn vì vừa thoát khỏi nguy hiểm”.

Tuy mới đi làm nghề gom mua thanh lý đồ cũ phế liệu chưa lâu nhưng chị Lương Thị Ban, SN 1984 (quê Ân Thi, Hưng Yên) cho biết, chị cũng từng vài lần cứu giúp những người không may gặp rủi ro, tai nạn khi làm việc.

Chị Ban kể, hai tháng trước, chị đang trên đường đi làm trở về nhà trọ thì chứng kiến cảnh một chiếc xe máy đi ngược chiều đâm vào một cụ già đang đi bộ bên đường. Cú va chạm không may khiến ông cụ bị thương nặng, chảy máu mũi. Người lái xe máy kia vội vã bỏ chạy.

Chị Ban gặp tình huống bất ngờ ấy thì vô cùng hốt hoảng. Chị vội vàng sơ cứu rồi gọi những người bên đường hỗ trợ đưa ông cụ vào bệnh viện.

“Khi vào viện, trên người ông cụ không có đồng nào, vì vậy sau khi suy nghĩ, tôi quyết định lấy hơn 1 triệu đồng tiền bán đồng nát trước đó chuẩn bị gửi về quê đóng tiền học phí cho con để nộp viện phí cho ông cụ.


Khi tỉnh táo hơn, ông cụ nhờ tôi gọi điện thoại cho các con của mình. Những người con của cụ biết tôi vừa  giúp đỡ bố mình thì rối rít cảm ơn. Họ cũng không quên gửi lại tôi số tiền vừa đóng viện phí cho bố mình”, chị Ban kể.

Chị Ban cũng cho biết thêm: “Sau hôm đó, cụ ông có số điện thoại của tôi nên thi thoảng gọi tôi đến để cho đồ cũ và thuê dọn dẹp nhà cửa bởi tôi cũng thường xuyên làm công việc này khi không đi mua được phế liệu. Ngoài ra, ông cụ cũng thường xuyên giới thiệu tôi với những gia đình có nhu cầu dọn dẹp nhà để tăng thêm thu nhập”.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua đồ cũ bán đồ cũ thanh lý lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt vân gỗ, chậu rửa công nghiệp, bếp công nghiệp
Sưu tầm




Nhiều lần vớ được gia tài khi thu mua đồ cũ

Nghề đồng nát được xem là nghề cứu cánh cho nhiều gia đình ở một số vùng nông thôn, giúp họ kiếm tiền, trang trải cuộc sống khi rơi vào cảnh khó khăn, túng quẫn. Trường hợp chị Lương thị Ban (SN 1984, quê Ân Thi, Hưng Yên) là một điển hình.

Chị Ban cho biết, chị lấy chồng sớm, hai vợ chồng sinh được 3 người con. Trước đây chị ở nhà làm nông nghiệp, chăm con còn chồng chị làm công nhân xây dựng. Cuộc sống không giàu có nhưng họ vẫn đủ nuôi 3 con ăn học.

Tuy nhiên cách đây vài tháng, chồng chị bất ngờ bị tai nạn lao động, tiền bạc tích lũy phải dồn hết cho anh chữa bệnh. Chồng chị may mắn giữ được tính mạng nhưng sức khỏe suy yếu rất nhiều.

Đứa con thứ hai không may mắn bị mắc bệnh tan máu bẩm sinh, chỉ cần một vết thương nhỏ cũng khiến cô bé bị chảy máu, phải truyền huyết tương.

Lúc này, mọi gánh nặng kinh tế đều đè lên đôi vai người phụ nữ khắc khổ. Đành để chồng thay mình chăm con, chị theo người em họ ra Hà Nội làm nghề mua thanh lý đồ cũ đồng nát.

“Nghề này chỉ cần sắm chiếc xe đạp cà tàng, 1 cái cân, vài bao tải dứa là có thể “tung hoành” ngang dọc phố phường rồi”, chị Ban cởi mở nói.


Theo chị Ban, công việc của chị bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc khi trời nhá nhem tối. Nghề đồng nát tưởng dễ làm nhưng nếu không kiên trì rất dễ bỏ cuộc, vì có khi đi suốt buổi sáng, rao đến khản cổ chị cũng chẳng mua do cu được gì.

"Thời gian đầu tôi chưa quen việc, đường sá cũng không thông thạo nên tôi chưa dám đi xa, chỉ đi quanh quẩn khu vực quận Hai Bà Trưng và quận Đống Đa. Vào những ngày cuối tuần, thu nhập của chúng tôi cao hơn vì ngày đó người dân nghỉ làm, dọn dẹp nhà cửa mới có đồ phế liệu thanh lý. Mưa gió, rét buốt tôi cũng không nghỉ ngày nào vì nghỉ 1 buổi lấy đâu tiền gửi về cho con”, chị Ban chia sẻ.

Vẫn theo lời chị Ban, do mới làm thu nhập của chị khá bấp bênh vì thế ngoài việc thu mua phế liệu, chị nhận thêm công việc dọn dẹp nhà cửa cho các hộ gia đình.

Dịp gần Tết, nhu cầu dọn dẹp nhà cửa tăng cao, mỗi lần dọn dẹp cho các gia đình, họ thường cho chị các đồ lặt vặt, hỏng hóc mang về. Tuy mới “nhập môn” nghề  đồ cũ đồng nát nhưng chị Ban cho hay mình từng gặp không ít câu chuyện dở khóc dở cười.

Như câu chuyện người mẹ trẻ, mới sinh con cách đây 1 tháng khiến chị nhớ mãi. Chị kể, một lần đang đọn dẹp, người mẹ trẻ đãng trí đem giấy khai sinh, sổ hộ khẩu và giấy đăng ký kết hôn bỏ vào bao tải giấy vụn đem bán cho chị.

Chị mang hàng về nhà, dự định cuối tuần gom lại mới kiểm hàng, chuyển đến vựa đồng nát. Về phần người người mẹ trẻ này, khi sực nhớ ra chị mới hốt hoảng. Thấy ai mua đồng nát đi qua, chị lại chạy ra gọi vào hỏi han nhờ tìm giúp, nếu tìm được sẽ hậu tạ.

Mấy hôm sau, chị Ban đi qua nhà, người mẹ trẻ gặp lại chị mừng như vớ được vàng, khẩn khoản nhờ chị tìm giúp. Chị Ban đưa người này về chỗ mình trọ, lục tung đống giấy vụn mới tìm được đồ.
Bà Nguyễn Thị Hoa (50 tuổi, quê Ý Yên, Nam Định) cũng chia sẻ, bà từng nhặt được cả gia tài trong đống giấy vụn.


Cách đây 3 tháng, khi đi thu mua phế liệu trên đường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, bà “trúng quả” mua được khối lượng lớn giấy vụn trong căn nhà 2 tầng, bà phải thuê xe ba gác đến chở về.

Trong lúc cân giấy, bà phát hiện một tập tài liệu màu đen được bọc cẩn thận, bên ngoài đề hai chữ “Di chúc”. Tò mò bà Hoa mở ra xem và giật mình khi thấy giấy tờ nhà đất và bìa đỏ, trong đó còn có tờ di chúc của người bố, phân chia tài sản và dặn dò các con sống đoàn kết, yêu thương nhau.

“Tôi vội cất tập tài liệu vào túi, quay lại tìm chủ nhà nhưng bấm chuông mãi không ai ra mở cửa. Tôi đứng đợi ở đó mấy tiếng đồng hồ rồi đành ra về.

Khoảng 10 ngày sau, tôi đến đó lần nữa, đứng chờ 20 phút thì một người đàn ông khoảng 30 tuổi, đeo kính cận đi chiếc xe máy cũ dừng trước cổng nhà. Trên xe treo mấy túi hoa quả và hộp bánh.

Anh ta hỏi han xem tôi cần gặp ai. Sau khi hỏi chuyện, tôi đưa tập tài liệu cho anh xem. Xem xong, anh ta bỗng ôm mặt rồi bật khóc”, người phụ nữ 50 tuổi nhớ lại.

Trong giây phút ngỡ ngàng không hiểu việc gì đang xảy ra, bà Hoa được người đàn ông mời ra quán nước nói chuyện. Lúc này, anh ta kể, trước khi mất, bố anh đã làm di chúc để lại căn nhà cho anh, còn căn nhà trên phố Huế cho vợ chồng anh trai cả.

Chưa đoạn tang bố, người anh cả tỏ rõ ý định lấy căn nhà 2 tầng đó, đuổi em trai ra khỏi nhà, khóa cửa lại. Khi người chị dâu dọn dẹp, thanh lý hết đống giấy tờ, sổ sách của bố, chuẩn bị bán nhà, chẳng ngờ chị ta sơ ý cho cả tập tài liệu quan trọng vào đống giấy vụn. May mắn người em gặp được bà Hoa nên lấy được số giấy tờ nhà. Anh ta nói, có lẽ anh trai, chị dâu anh ta cũng đang hốt hoảng tìm số giấy tờ này. Đây là tài liệu quan trọng để anh có thể đòi lại nhà của mình.

Lần khác, bà Hoa nhặt được phong bì chứa 10 triệu đồng trong tập giấy báo cũ, mua từ một nữ công nhân ở trọ tại Mỹ Đình, Hà Nội.

Lúc bà Hoa mang đến trả, cô gái tâm sự, đây là tiền cô tiết kiệm cả năm, định gửi về cho mẹ sửa nhà. Do bất cẩn, cô để quên trong tập báo cũ, mang bán cho bà Hoa.

“Cô gái rút ra 1 triệu đưa biếu tôi nhưng tôi trả lại. Họ cũng là dân lao động, chắt bóp từng đồng gửi về cho gia đình, mình nghèo nhưng phải sống có lương tâm, tham lam làm gì, rồi lại ốm đau ra đấy”, bà Hoa nói.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua đồ cũ bán đồ cũ thanh lý lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt vân gỗ, chậu rửa công nghiệp, bếp công nghiệp
Sưu tầm


Xúc động trước tấm lòng đẹp của bà mua đồng nát

Bà Nguyễn Thị Hoa (SN 1967, quê Ý Yên, Nam Định) chia sẻ, sau hơn 10 năm bươn chải với nghề thu mua đồng nát, bà không đếm xuể có bao nhiêu lần phải rơi nước mắt vì những lời nói vô tâm, những câu chửi cay nghiệt.

Tuy nhiên bên cạnh những ấm ức, buồn tủi ấy có những lúc bà vẫn nhận được niềm vui, niềm an ủi của nhiều người tử tế dành cho mình.

Bà Hoa cho biết, 10 năm trước, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải nuôi hai con ăn học nên bà lên Hà Nội làm nghề gom đồng nát.

Ban đầu bà chỉ đi loanh quanh các khu trọ, sau khi thông thạo địa hình, bà tiến hành đi thu mua thanh lý đồ cũ phế liệu xa hơn. Có những thời điểm, bà đi cả ngày đến tận gần khuya mới trở về. Cuối buổi, tổng số tiền bà Hoa kiếm được chỉ khoảng 50 nghìn đồng.


Không chỉ vất vả, bà Hoa còn nhận không ít những dè bỉu, khinh khỉnh của người đời khi làm công việc này.

"Nhiều người thấy tôi quê mùa, nhếch nhác lại dắt bộ chiếc xe đạp đi mua do cu phế liệu thì họ miệt thị. Họ còn gọi tôi trống không là ‘đồng nát ơi’. Có người thì thản nhiên ném túi phế liệu, giấy vụn vào người tôi khiến túi đồ bục nát, bắn tứ tung. Họ cho đồ thì cũng thích thật nhưng tôi cũng không tránh khỏi cảm giác tủi thân”, bà Hoa nói.

Ngoài ra, người phụ nữ này cũng chia sẻ thêm, có những người còn thiếu ý thức hơn, họ nghe tiếng rao mua phế liệu thì vội vàng ôm cả những chai lọ thủy tinh đã vỡ để dúi vào tay người mua đồng nát.

“Chúng vỡ nát, nằm lẫn lộn vào nhau nên khi tôi cầm vào thì bị đứt tay, chảy máu. Tôi nhắc nhở thì họ trả lời bằng giọng hách dịch: “Tiện thì bỏ, không để ý”, bà Hoa bức xúc nói.

Tuy nhiên bà Hoa cũng phải khẳng định, bà từng gặp nhiều người dân tốt bụng, dành những tình cảm tốt đẹp cho bà. Họ còn quan tâm bà bằng việc cho cốc nước ấm trong những ngày mưa gió, rét mướt. Vì thế bà luôn lấy đó làm động lực để tiếp tục với nghề..

Người đàn bà 50 tuổi này chia sẻ, một lần, vào 12 giờ trưa, khi bà đang tìm mua đồ phế liệu ở khu vực Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội), một hộ dân đã gọi bà vào để cho túi đồ cũ vừa dọn. Trong túi đó, họ đã phân loại riêng các chai lọ, giấy vụn, sắt thép... Họ cũng không quên dặn bà ít hôm sau lại đến lấy tiếp.

“Một lần khác, tôi đạp xe đi qua khu tập thể cũ ở quận Thanh Xuân (Hà Nội). Một cụ bà tóc bạc tầm 80 tuổi, gọi tôi lại để bán ít chai lọ đã qua sử dụng.

Hôm sau, tôi vẫn đi ở con phố ấy, cụ bà vẫn tiếp tục vẫy tôi lại để bán phế liệu. Vừa mời tôi uống ngụm trà, cụ bà bảo con cháu ở xa, nhà không có gì đáng giá nên phải nhặt ít chai lọ, đồ cũ bán lấy tiền mua quà bánh cho các cháu. Bà nghèo nhưng tấm lòng của bà khiến tôi cảm động.

Sau đợt đó, mỗi lần đi qua đó, tôi đều ghé thăm bà để gom đồng nát. Có dạo, cụ bà ốm, con cháu ở xa không kịp về thăm, tôi lập tức mua thuốc và cháo để chăm sóc cụ. Khi cụ khỏi, cụ cảm ơn tôi rối rít. Đến giờ, cụ vẫn coi tôi như con cái trong nhà”, bà Hoa nói.

Bà Hoa cũng chia sẻ kỷ niệm khiến bà nhớ nhất khi làm việc. Đó là lần bà được một người chủ công ty bất động sản ở khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội cho phế liệu.

"Mở bao tải để phân loại phế liệu, tôi phát hiện cạnh túi bóng đựng mấy cuốn sách cũ có một chiếc hộp màu đen. Trong hộp đó chứa một chiếc vòng vàng trông rất sang trọng", bà Hoa cho biết.

Bà Nguyễn Thị Hoa (SN 1967, quê Ý Yên, Nam Định) chia sẻ, sau hơn 10 năm bươn chải với nghề thu mua đồng nát, bà không đếm xuể có bao nhiêu lần phải rơi nước mắt vì những lời nói vô tâm, những câu chửi cay nghiệt.

Tuy nhiên bên cạnh những ấm ức, buồn tủi ấy có những lúc bà vẫn nhận được niềm vui, niềm an ủi của nhiều người tử tế dành cho mình.

Bà Hoa cho biết, 10 năm trước, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải nuôi hai con ăn học nên bà lên Hà Nội làm nghề gom đồng nát.

Ban đầu bà chỉ đi loanh quanh các khu trọ, sau khi thông thạo địa hình, bà tiến hành đi thu mua phế liệu xa hơn. Có những thời điểm, bà đi cả ngày đến tận gần khuya mới trở về. Cuối buổi, tổng số tiền bà Hoa kiếm được chỉ khoảng 50 nghìn đồng.

Không chỉ vất vả, bà Hoa còn nhận không ít những dè bỉu, khinh khỉnh của người đời khi làm công việc này.

"Nhiều người thấy tôi quê mùa, nhếch nhác lại dắt bộ chiếc xe đạp đi mua phế liệu thì họ miệt thị. Họ còn gọi tôi trống không là ‘đồng nát ơi’. Có người thì thản nhiên ném túi phế liệu, giấy vụn vào người tôi khiến túi đồ bục nát, bắn tứ tung. Họ cho đồ thì cũng thích thật nhưng tôi cũng không tránh khỏi cảm giác tủi thân”, bà Hoa nói.

Ngoài ra, người phụ nữ này cũng chia sẻ thêm, có những người còn thiếu ý thức hơn, họ nghe tiếng rao mua phế liệu thì vội vàng ôm cả những chai lọ thủy tinh đã vỡ để dúi vào tay người mua đồng nát.

“Chúng vỡ nát, nằm lẫn lộn vào nhau nên khi tôi cầm vào thì bị đứt tay, chảy máu. Tôi nhắc nhở thì họ trả lời bằng giọng hách dịch: “Tiện thì bỏ, không để ý”, bà Hoa bức xúc nói.

Tuy nhiên bà Hoa cũng phải khẳng định, bà từng gặp nhiều người dân tốt bụng, dành những tình cảm tốt đẹp cho bà. Họ còn quan tâm bà bằng việc cho cốc nước ấm trong những ngày mưa gió, rét mướt. Vì thế bà luôn lấy đó làm động lực để tiếp tục với nghề.

Người đàn bà 50 tuổi này chia sẻ, một lần, vào 12 giờ trưa, khi bà đang tìm mua đồ phế liệu ở khu vực Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội), một hộ dân đã gọi bà vào để cho túi đồ cũ vừa dọn. Trong túi đó, họ đã phân loại riêng các chai lọ, giấy vụn, sắt thép... Họ cũng không quên dặn bà ít hôm sau lại đến lấy tiếp.

 “Một lần khác, tôi đạp xe đi qua khu tập thể cũ ở quận Thanh Xuân (Hà Nội). Một cụ bà tóc bạc tầm 80 tuổi, gọi tôi lại để bán ít chai lọ đã qua sử dụng.

Hôm sau, tôi vẫn đi ở con phố ấy, cụ bà vẫn tiếp tục vẫy tôi lại để bán phế liệu. Vừa mời tôi uống ngụm trà, cụ bà bảo con cháu ở xa, nhà không có gì đáng giá nên phải nhặt ít chai lọ, đồ cũ bán lấy tiền mua quà bánh cho các cháu. Bà nghèo nhưng tấm lòng của bà khiến tôi cảm động.

Sau đợt đó, mỗi lần đi qua đó, tôi đều ghé thăm bà để gom đồng nát. Có dạo, cụ bà ốm, con cháu ở xa không kịp về thăm, tôi lập tức mua thuốc và cháo để chăm sóc cụ. Khi cụ khỏi, cụ cảm ơn tôi rối rít. Đến giờ, cụ vẫn coi tôi như con cái trong nhà”, bà Hoa nói.

Bà Hoa cũng chia sẻ kỷ niệm khiến bà nhớ nhất khi làm việc. Đó là lần bà được một người chủ công ty bất động sản ở khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội cho phế liệu.

“Vào một buổi trưa nắng gắt cách đây 2 năm, tôi đạp xe lòng vòng qua các con phố để gom đồng nát. Khi vừa đến một căn nhà khang trang ở khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội, tôi được một người đàn bà sang trọng gọi vào.

Người phụ nữ cho biết mình tên Ngoan (52 tuổi), là chủ một công ty bất động sản.  Bà Ngoan nói, ít ngày trước, bà vừa dọn lại nhà nên có ít đồ cũ cho tôi.


Vừa nói, bà Ngoan vừa chỉ tay về chiếc bao tải đồ phế liệu ở góc tường và bảo tôi mang đi. Tôi bê bao tải lại rồi lấy tiền trả bà một ít gọi là có, nhưng bà ấy không nhận. Tôi cảm ơn bà rồi chất đồng nát lên xe đi về.

Khi trở về, mở bao tải để phân loại phế liệu, tôi phát hiện cạnh túi bóng đựng mấy cuốn sách cũ có một chiếc hộp màu đen. Trong hộp đó chứa một chiếc vòng vàng trông rất sang trọng.

Ngay lập tức, tôi đem chiếc vòng vàng cho một người hàng xóm khu trọ xem vì vẫn nghi ngờ đó là vòng vàng giả. Từ nhỏ đến giờ, tôi có được cầm đến vàng bao giờ đâu.

Người hàng xóm xem xét một lúc rồi xác định đó chính là vàng thật. Lúc đó tôi thấy mình vừa mừng, vừa sợ. Cầm trong tay chiếc vòng vàng quý giá, tôi trở lại căn biệt thự kia để trả lại cho bà chủ”, bà Hoa kể lại.

“Khi tôi trở lại, bà Ngoan thấy tôi nhếch nhác, bẩn thỉu nhưng vẫn đon đả mời tôi vào nhà. Vừa ngồi, tôi lập tức thông báo về chiếc vòng vàng vừa nhặt được từ chiếc bao tải phế liệu kia. Bà Ngoan cầm chiếc vòng vàng và rơi nước mắt.

Sau đó bà Ngoan kể về lai lịch chiếc vòng vàng này cho tôi biết. Thì ra, trước đây nhà bà Ngoan nghèo, vợ chồng bà phải trải qua rất nhiều nghề để kiếm sống, mưu sinh.

Sau này, khi chồng bà mở được công ty bất động sản, việc làm ăn bắt đầu phát đạt thì ông không may mắc bệnh hiểm nghèo.

Trước khi qua đời, ông đã bí mật mua chiếc vòng vàng có khắc chứ “Tâm’ để tặng vợ. Bà Ngoan kể, đó là món kỷ vật trong khốn khó mà ông nhà đã tích góp để tặng với mong muốn bà luôn làm việc bằng tâm sáng thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp.

Từ ngày chồng mất, bà Ngoan nâng niu món quà ấy như báu vật. Thế nhưng không hiểu sao, qua lần chuyển nhà trước, bà vô tình làm thất lạc nên buồn bã nhiều ngày. Giờ đây khi nhận lại chiếc vòng trong đống phế liệu cũ, bà vô cùng biết ơn tôi”, bà Hoa tiếp lời.

“Sau đó, bà Ngoan đề nghi tặng tôi một khoản tiền lớn như để cảm ơn. Tuy nhiên tôi từ chối. Tôi nói với bà, sau này có phế liệu thì tôi xin chứ không nhận tiền. Tôi chào bà ra về, trong lòng rất vui và tự hào”, bà Hoa nhớ lại.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua đồ cũ bán đồ cũ thanh lý lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt vân gỗ, chậu rửa công nghiệp, bếp công nghiệp
Sưu tầm



Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

Sôi động buôn bán đồ cũ dịp cuối năm

Tại Hà Nội, rất nhiều chợ đồ cũ đã được mở ra để phục vụ người dân. Những ngày đầu năm mới, chợ đồ xưa Vạn Phúc, Hà Đông đông vui tấp nập hơn ngày thường. Ông Nguyễn Văn Hồng người làng Vạn Phúc (Hà Đông) chuyên bán đồ xưa cho biết: “Người ta dùng chữ “đồ xưa” để chỉ những món đồ thường khách mua về để sử dụng thì ít mà làm kỷ niệm phần nhiều”. Dịp này, ngày nào cũng có hàng nghìn người khắp nơi đổ về mua bán. Các nhánh chợ mỗi ngày lại được phình rộng trên các ngả đường thuộc khu phân lô của đô thị Vạn Phúc. Hàng nhiều chủng loại hơn các phiên chợ khác: Cây cổ, đồ cũ, đồ mới, đồ xưa, đồ cổ...

Chợ thường họp một tháng 6 phiên, 5 ngày/phiên, bắt đầu từ mùng 5 Âm lịch hàng tháng. Khu chợ tạm được mang tên “Trung tâm Giao lưu Sinh vật cảnh - Đồ cổ - Đồ xưa”.

Những món đồ xưa cũ được rải bán trên các khay hàng, trên những tấm bạt bên lề đường với đủ chủng loại, chẳng mặt hàng nào giống nhau. Tưởng như khách tới đây muốn tìm gì cũng có, tuy nhiên theo người trong cuộc thì chợ chỉ bán đồ có giá trị vừa phải. “Ở đây chúng tôi chỉ bày những món đồ thường thường bậc trung thôi, còn đồ rất cổ, rất quý thì chúng tôi không mang ra đây được. Gặp khách chơi đồ cổ thật sự, chúng tôi mời về nhà xem”, anh Trần Thành Công, chủ một cửa hàng đồ cổ cho biết.

Nào bát, đĩa, ấm, chén, thìa, liễn... bằng sành, sứ, gốm theo lời rao bán tận từ thời Lý, thời Trần, thời Lê đến những món đồ đồng như chậu, lư, chuông, bàn là than... từ triều Nguyễn, thời Pháp thuộc; nào tiền giấy Đông Dương, tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành qua các thời kỳ; thậm chí có cả những bộ dụng cụ săn bắt của “người cổ đã có cách đây 2.000 - 2.500 năm”(?); hay chỉ là những tờ bạc 100 đồng...

Ông Hồng cho biết, những món đồ ở đây không hoàn toàn là đồ cổ thật sự, mà có thể là đồ giả cổ hoặc là đồ cũ để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, ngày càng đông số lượng người có đam mê những món đồ cũ kỹ in dấu thời gian, nhưng do tầm hiểu biết và khả năng tài chính không cho phép nên mặc dù rất thích đồ cổ, họ cũng tạm hài lòng với những món đồ giả cổ. Bởi giữa một rừng bát đĩa ấm chén, lư hương, chân nến với mẫu mã màu mè bắt mắt, thì một chiếc bát, cái thìa hay chiếc đèn dầu mang vẻ cũ kỹ, thậm chí hơi sứt mẻ lại có giá trị thẩm mỹ và giá trị tinh thần rất cao.

Ông Hồng bật mí, nghề buôn đồ xưa nhìn qua tủn mủn nhưng kiếm bộn tiền. “Một chiếc đồng hồ quả lắc cổ xuất xứ từ Đức nếu mua được trong dân ba cọc ba đồng về đánh bóng, mài dũa cho nó mới lên thì tầm hai chục triệu đồng cũng không thiếu khách muốn mua đồ cũ”, ông Hồng nói.



Trước đây, chợ đồ cổ, đồ xưa mọc ra rất nhiều trong lòng Hà Nội không phải để buôn bán nhằm mục đích kinh tế, mà chủ yếu để những người có chung niềm đam mê trao đổi, giao lưu đồ cổ với nhau nhưng nay đã khác. Bây giờ nhờ vào công nghệ quảng cáo qua mạng, rộ lên phong trào mua sắm đồ cũ không chỉ để chơi mà mục đích chính là để kinh doanh. Những ngày đầu năm Dương lịch này, cũng là dịp mua sắp Tết, người hỏi mua bán đỗ cũ nhiều hơn, theo đó hàng hóa cũng nhiều hơn.

Anh Nguyễn Danh Trường ở CT4B - Khu đô thị Xa La, Hà Đông cho biết, gia đình anh vừa chuyển đến khu chung cư này được vài tháng. Kinh phí còn khá hạn hẹp, anh Trường quyết định “săn” đồ cũ về dùng để cắt giảm chi tiêu và “Tết nhất cũng cần phải sắm thêm đồ dùng trong nhà cho tươm tất hơn”. Anh Trường đã mua được 1 chiếc giường ngủ giá 1,5 triệu đồng và 1 bộ bàn ghế để ở phòng ăn giá 2,6 triệu đồng tại một cửa hàng trên đường Phan Trọng Tuệ. “Giá ở các cửa hàng đồ cũ bằng khoả#ng 40 - 50% so với đồ mới nhưng nếu chịu khó lục lọi trên mạng thì cũng sẽ tìm được đồ dùng gia đình mình đang cần, thậm chí là ưng ý mà giá lại rất tốt”, anh Trường nói.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại chợ đồ xưa Hà Đông, phố đồ cũ ở Đê La Thành… đồ cũ, hàng thanh lý được bán rất đa dạng về chủng loại từ xe nước mía, tủ bán cà phê, máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng, tủ bếp… Các mặt hàng có nhiều mức giá khác nhau, một số loại chỉ chưa đến vài chục nghìn đồng như bát, chén, đĩa... Cũng có mặt hàng có giá trị từ 3-5 triệu đồng tùy vào chất lượng và độ cũ, mới.
Theo tìm hiểu của PV, mua sắm đồ cũ thuận tiện nhất là qua Facebook, qua các diễn đàn. Chỉ cần gõ tìm kiếm từ khóa “đồ cũ, hàng thanh lý” sẽ có hàng triệu kết quả. Anh Hùng cho biết đây là một thị trường “khổng lồ” và dịp này lượng khách gọi điện đến cửa hàng anh nhiều hơn bình thường. Cơ sở kinh doanh của anh Hùng còn mở trang web, thuê 2 sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học Bách Khoa về SEO để tối ưu hoá website cho các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing, Cốc Cốc… Nhiều cơ sở kinh doanh đồ cũ liên tục cập nhật hàng hóa lên internet để tìm thêm đầu ra cho sản phẩm của mình. “Bán đồ cũ thôi cũng thực sự là cuộc chiến rất lớn trên mạng”, anh Hùng nói.

Website chuyên bán đồ cũ online trưng bày khá bắt mắt hình ảnh các loại bàn, ghế, giường, tủ, máy khoan… giá cả được niêm yết rất rõ ràng. Một bộ bàn, ghế sofa có giá từ 2,8-7 triệu đồng/bộ, ghế quầy bar có giá 170.000 đồng/chiếc, máy khoan giá 950.000 đồng, máy lạnh cũ 1,5hp giá 3,5 triệu đồng…

Việc mua sắm đồ xưa, đồ cũ đã thành một phong trào vào những ngày này. Nhiều người chia sẻ, do công việc bận rộn nên chuyện tìm hiểu và mua hàng hóa đồ cũ online sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian, tiền bạc và thỏa thú đam mê.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua đồ cũ bán đồ cũ thanh lý lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt vân gỗ

Sưu tầm

Quán café đồ cũ nhưng suy nghĩ mới

Quán cà phê Lanzar có diện tích hơn 10m2, chỉ đủ trưng bày vài bộ bàn ghế nhỏ. Không gian khá gò bó nhưng lại được đông đảo “tín đồ” cà phê lựa chọn. Ấn tượng của khách uống cà phê tại đây chính là những vật dụng “meo mốc” hằn lên dấu ấn của thời gian. Tại đây, món đồ ít tuổi nhất cũng gấp đôi số tuổi ông chủ quán.

Trước khi mở quán cà phê, anh Hòa đã trải qua rất nhiều nghề như bán thú nhồi bông, thợ in ấn... và “thợ đụng” (đụng việc gì có tiền là làm). Suốt quãng thời gian làm đủ thứ nghề, bao nhiêu thu nhập anh Hòa đều đầu tư vào các món đồ cũ, đồ cổ…, đến nỗi vợ anh phải nổi quạu: “Cứ ôm đồ cổ mà ngủ, khỏi lo cho vợ con”. “Nhưng lỡ dính vào đồ cổ rồi khó “cai nghiện” được lắm!”, anh Hòa vừa nói vừa cười lí lắc.

Anh tâm sự, do tuổi còn trẻ so với bậc lão niên chuyên sưu tầm đồ cổ tại Bình Dương nên anh luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi bậc cha chú đi trước. Chơi đồ cổ ngoài việc tốn rất nhiều tiền còn tiêu tốn thời gian. Bất cứ khi nào nghe tin có món đồ cũ hay hay là anh lập tức tới tận nơi “mục sở thị” cho bằng được. Mê đồ cổ nên việc anh thường xuyên xa nhà lên TP.Hồ Chí Minh hay đi các tỉnh, thành là “chuyện thường ngày ở huyện”... Khi tích lũy kha khá tài sản đồ cổ, anh Hòa chợt suy nghĩ: “Tốn kém quá nhiều cho thú vui cá nhân, đã đến lúc thú vui này phải phục vụ lợi ích kinh tế gia đình”. Thế là quán cà phê Lanzar ra đời vào năm 2016, trở thành điểm hẹn của những người “hoài cổ”. Theo anh Hòa, hiện có rất nhiều người đam mê đồ cổ nhưng vì điều kiện kinh tế chưa đủ nên khó sưu tầm đầy đủ hoặc mở tiệm kinh doanh, phục vụ người cùng “gu” đến thưởng thức.

“Tới mùa thu hoạch”

Anh Hòa giới thiệu cho chúng tôi biết về từng món đồ được trưng bày trong quán, từ bộ bàn ghế gỗ có trước năm 1975 đã hoen màu cho tới cái máy hát đĩa, máy may hiệu Singer, chiếc dĩa cổ… có tuổi hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm.

Quán Lanzar hàng ngày tiếp rất nhiều lượt khách trong không gian chỉ hơn 10m2 là điều làm anh bất ngờ. Anh Hòa nói: “Thật bất ngờ khi có rất nhiều người thích cách bày trí của quán; có lẽ những vật dụng cũ kỹ như bàn ghế, cái ly, cái chén… gợi lại ký ức cho rất nhiều người. Có nhiều người cũng tò mò giống như tôi, rất thích hỏi nguồn gốc, lịch sử của các món đồ được trưng bày trong quán. Thậm chí còn có người hỏi mua lại, nhưng chơi đồ cổ phải nói tới chuyện “nhân duyên”: Người bán có “duyên” mà người mua cũng phải có “duyên”.



Để đa dạng bộ sưu tập đồ cũ, đồ cổ của quán, anh Hòa thường xuyên trao đổi với những người bạn mê đồ cổ ở Bình Dương và các tỉnh, thành lân cận. Hiện cách chơi “mượn đồ cổ” xoay vòng đang khá thịnh hành đối với người sưu tập đồ cổ nhưng còn hạn chế về vốn. Hàng tháng anh đều bỏ thời gian cùng với nhóm bạn cùng sở thích lân la các tỉnh, thành, dạo các chợ mua bán đồ cũ để tìm những món đồ mà mình ưa thích.

Đến quán cà phê Lanzar chúng tôi cũng khá ngạc nhiên khi đa số khách hàng tới quán có độ tuổi tầm 40 trở xuống. Ngoài những món đồ cổ ấn tượng, hương vị cà phê ở đây cũng được nhiều khách hàng hài lòng. “Đây là điều khích lệ lớn để quán tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu thưởng thức của khách hàng”, anh Hòa chia sẻ.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua đồ cũ bán đồ cũ thanh lý lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )
Sưu tầm


Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

Tủi hờn cực nhọc người rong ruổi mua đồ cũ

Một ngày giữa tháng 12, trời rét buốt, mưa lạnh, chúng tôi tìm đến vựa ve chai trên đường Đê La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội. Từng túi lớn hàng phế thải được lọc ra, từ vỏ lon bia, giấy báo, đến sắt vụn… chất đầy căn nhà tạm, lợp mái tôn.

Người đàn bà làm nghề thu mua đồng nát đang lúi húi cân “chiến lợi phẩm” sau một buổi sáng đi thu gom về. Thấy chúng tôi, bà dừng tay, trò chuyện.

Bà Hoa chia sẻ: "Một ngày trung bình chúng tôi chỉ thu nhập được khoảng 80 nghìn - 150 nghìn đồng. Phải tằn tiện chi tiêu lắm tôi mới có tiền gửi về cho con đóng học". Ảnh: Thanh Hải
Bà là Nguyễn Thị Hoa (50 tuổi, quê Ý Yên, Nam Định) làm nghề buôn đồng nát đã được 10 năm. Bà kể, cuộc sống ở quê khó khăn, quanh năm “cắm mặt vào đất” cày cấy, chăn nuôi lợn gà mà vẫn phải chạy ăn từng bữa, không đủ nuôi 2 đứa con ăn học.

Thời điểm đó, gia đình lại đang gánh khoản nợ lớn, không có tiền chi trả nên bà Hoa đành theo người hàng xóm lên Hà Nội gia nhập đội quân thu mua ve chai.

Người phụ nữ làm nghề buôn thanh lý đồ cũ đồng nát chia sẻ: “Nhiều người nghĩ làm nghề này dễ kiếm tiền nhưng chúng tôi đi làm bạc mặt, hôm nào cao nhất cũng chỉ thu được 80 nghìn đến 150 nghìn đồng. Ngày mới đi buôn đồng nát, tôi còn bị lỗ vì không phân biệt được hàng”.


Theo bà Hoa, giấy trắng, giấy báo và giấy in bóng… mỗi loại đều có giá khác nhau. Giấy báo thường mua với giá 1 nghìn đồng đến 3 nghìn đồng/kg nhưng giấy báo in bóng, màu mè giá lại rẻ bèo, bán người ta còn không mua. Bà lý giải: “Chủ vựa đồng nát cho biết, giấy báo còn có thể tái chế trong khi giấy bóng kia thì khó tái chế”.

Ngày mới vào nghề, bà không phân loại được nên mặt hàng giấy nào cũng mua với giá cao. Khi bán đồ cũ  thì chủ vựa không mua nên có ngày bà bị lỗ tới vài trăm nghìn.

Có lần thu mua đồ điện tử nhưng không biết kiểm tra hàng, bà cứ nghĩ chiếc ti vi hỏng, về sửa lại bán vẫn lãi nên bà bỏ ra ba trăm nghìn mua về. Đến lúc bán, người ta đập ra, lấy đồ bên trong, bán được 50 nghìn đồng.

"Làm nghề này cũng may rủi lắm. Ngày nào may thì mua được đồ, ngày đen đủi đạp xe mỏi chân, rao khản cổ cũng chẳng mua được gì.

Một ngày tôi thường ra khỏi phòng lúc 7 giờ sáng và về lúc 8 giờ tối. Nói là phòng trọ cho sang chứ tôi ở cùng mấy chị em trên khu Phúc Xá - Long Biên.

Phòng 10 mét, được chủ nhà lợp tạm bợ, 8 người thuê cùng, lấy chỗ ngả lưng tạm bợ. Tính ra 1 tháng tôi chỉ mất 200 nghìn tiền ở, ăn uống thì mì gói, lạc rang, cơm trắng...", bà Hoa trải lòng.

10 năm lăn lộn, rong ruổi khắp các ngóc ngách của phố phường Hà Nội, bà Hoa tâm sự: “Bao nhiêu năm làm nghề là bấy nhiêu năm tôi nếm trải những tủi hờn, cực nhọc. Không ít lần tôi phải bật khóc tức tưởi vì bị gọi bằng từ ngữ miệt thị là "mụ đồng nát", thậm chí đổ oan là ăn cắp…”.

Chiếc xe đạp bà Hoa sử dụng để vận chuyển hàng thu mua được trong ngày. Ảnh: Thanh Hải
Theo đó, vào dịp Tết năm ngoái, bà đang thu mua đồ cũ đồng nát ở khu vực quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thì được một người phụ nữ khoảng 50 tuổi sống trong một biệt thự cổ gọi vào. Biệt thự cổ này được xây dựng từ thời Pháp thuộc, hiện chia ra cho nhiều hộ dân sinh sống.



Người này nói nhà mới sửa, nên có hơn 10 kg sắt và 30 cân bìa các-tông vứt đi. Nếu bà Hoa dọn dẹp vệ sinh nhà cửa giúp 4 tiếng, họ sẽ cho bà toàn bộ chỗ đồ đó. Thấy dọn dẹp vệ sinh 4 tiếng, lại được đồ mang về, không mất tiền mua nên bà Hoa vui vẻ nhận lời.

Hôm sau đúng hẹn, bà đến biệt thự cổ đó, người phụ nữ hôm trước đưa bà vào căn phòng rộng khoảng 30 mét vuông. Bà Hoa bắt tay vào lau chùi, quét mạng nhện cho căn phòng và rửa sạch sẽ lại bát đĩa để trong chạn bát lâu ngày đã bám bụi.

Căn phòng dường như đã lâu không được dọn dẹp, bao nhiêu thảm trải sàn, màn gió cửa sổ và chăn màn, quần áo bẩn bà Hoa đều cố gắng giặt giũ sạch sẽ cho chủ nhà.

Mặc dù làm quá giờ hợp đồng nhưng bà Hoa vẫn nhiệt tình, mang mấy chiếc quạt ra lau chùi, tra dầu mỡ lại giúp họ. Công việc hoàn thiện xong cũng là lúc đồng hồ điểm 7 giờ tối.

Bà Hoa chuẩn bị ra về, định gói đống sắt vụn và bìa các tông ngoài sân lại thì người phụ nữ kia chạy ra mắng bà Hoa dọn nhà bẩn.

“Căn bếp tôi dọn kỹ càng nhưng họ nói tôi để bếp loang nổ, bát đĩa cáu bẩn. Bực mình nhất là bà ấy chê tôi giặt chăn màn còn bám đầy xà phòng. Đến khi tôi vào làm lại theo ý bà ta thì bà ta bất ngờ kêu toáng lên tôi ăn trộm đồ”. Người phụ nữ này nói bà Hoa giấu mấy chiếc nồi inox bà ta mới mua vào đống bìa các tông mang đi.

“Nước mắt tôi cứ trào ra, uất nghẹn trước sự tráo trở của bà ta. Bà chủ nhà thấy tôi không nói gì, được thể kêu gào ầm ĩ, hàng xóm xung quanh kéo đến, vây lấy tôi. Thấy đông người, bà ta càng rủa sả tôi lớn hơn: “Cái loại đồng nát chỉ rình mò ăn trộm", rồi đuổi tôi ra khỏi nhà.

Sau này nghĩ lại, tôi mới hiểu, bà ta muốn thuê người dọn dẹp nhà cửa đón Tết nhưng tiếc tiền nên bày ra trò đó lừa tôi.

Hôm sau, mấy người buôn đồng nát với tôi kể chuyện, bà ta gọi người khác vào bán hết số đồ trên. Vậy mà người phụ nữ đó đổ tiếng ăn cắp cho tôi, xấu hổ, cay đắng lắm…”, nói đến đây, bà Hoa đưa tay quệt giọt nước mắt lăn xuống khuôn mặt sạm đen, khắc khổ.

Lần khác cách đây 6 tháng, bà Hoa vào ngõ nhỏ trên khu vực phường Văn Miếu (quận Đống Đa) thu gom đồng nát. Giữa trưa trời nắng gắt, mồ hôi túa ra ướt đẫm lưng, bà Hoa định tạt vào quán nước nhỏ ngồi uống thì một người đàn ông khoảng 70 tuổi vẫy tay gọi.

Bà Hoa dắt chiếc xe đạp hoen gỉ đi tới. Ông ta cho biết, nhà trong ngách nhỏ, có ít đồ cũ và chiếc bếp từ hỏng muốn bán. Sau một hồi thỏa thuận giá cả, bà Hoa theo ông ta đến căn nhà 3 tầng khang trang, sơn màu xanh. Người đàn ông bảo bà Hoa lên gác chuyển đồ xuống giúp ông ta.

“Vừa vào nhà, ông ta kéo cánh cửa lại ngay, tôi cũng nghi ngờ nên cảnh giác đề phòng. Lên tầng 3, từng chồng giấy lớn nhỏ vứt dưới đất, tôi nhanh tay thu dọn, chuyển xuống.

Khi đồ được chất đống dưới phòng khách, tôi đang cân hàng, thanh toán tiền thì bất ngờ thấy ông này có hành vi không đàng hoàng. Tôi hoảng quá, xô cửa bỏ chạy ra ngoài, vứt cả đồ nghề, xe đạp lại”, bà Hoa nhớ lại.

"Thu nhập từ ngề này chỉ vài chục ngàn đồng nhưng cũng đủ để trang trải cho cuộc sống, nuôi con trưởng thành. Giờ con gái tôi đã tốt nghiệp một trường cao đẳng, mới lập gia đình, con trai cũng xin việc làm ở khu công nghiệp. Các con cũng khó khăn, tôi không muốn thành gánh nặng cho chúng nên vẫn bám trụ với nghề, tự nuôi sống bản thân...", bà Hoa bộc bạch.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua đồ cũ bán đồ cũ thanh lý lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )
Sưu tầm


Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

Sở hữu 1000 cổ vật ở Bắc giang ông là ai?

Người đàn ông này là ông Nguyễn Đắc Nông – đang sinh sống tại phố Cả Trọng, thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Mỗi một đồ vật của ông Nguyễn Đắc Nông lại có một giá trị riêng và gắn với một thời kì  khác nhau. Chiếc cọc Bạch Đằng, dấu tích của cuộc chiến tranh chống quân xâm lược  Nguyên - Mông của quân và dân Đại Việt  những năm 1287; Đôi chum từ đời nhà Lê - thế kỉ thứ XV, minh chứng cho lịch sử phát triển của gốm cổ Việt Nam cả về phương diện kỹ thuật và nghệ thuật; Chiếc gươm của nghĩa quân Yên Thế trong giai đoạn 1884 - 1913. Cho đến những đồ vật được quân và dân ta sử dụng trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Ông Nông cho biết: "Cổ vật ở đây có một số cái có niên đại đến hàng nghìn năm. Trong đó có một phần tôi cũng lưu lại những giá trị về tinh thần của gia đình".

Sưu tầm đồ cũ đồ cổ là một thú chơi tao nhã nhưng cũng lắm công phu, để có được hơn 1000 hiện vật như thế, ông phải rong ruổi đến nhiều nơi, nhiều vùng khác nhau trên cả nước mới có được. Hơn nữa, với những người hiểu về giá trị của đồ cổ thì không sao, còn những người không hiểu đã cho ông đi nhặt nhạnh đồ cũ.



"Ai cũng muốn giàu có, nhưng tôi muốn giàu về mặt tinh thần và muốn lưu lại thông điệp gửi lại cho đời sau".Ông Nông nói.

Điều đáng trân trọng hơn nữa. Bảo tàng mini của ông Nông đã trở thành điểm đến cho những ai muốn tìm hiểu một phần lịch sử dân tộc -  nhất là các thầy cô giáo, các em học sinh trên địa bàn.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Bích, trường Tiểu học TT Cầu Gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang chia sẻ: "Đây là một trong các địa chỉ cho các cháu tới  đây để thực tế, và cũng được đích thân ông giới thiệu về những kỷ vật của quê hương, của cha ông ta. Đó cũng là một trong những sự giáo dục hiệu quả đối với các chau".

Mỗi đồ vật được trưng bày là 1 đứa con tinh thần được ông Nông nâng lưu, giữ gìn cẩn thận, bởi cổ vật và kỉ vật không đơn giản là đồ xưa cũ bày trên giá, trên kệ, đó là hiện thân của 1 thời kì văn hóa, của một vùng đất nào đó,  và tất cả đều in đậm dấu ấn của thời gian.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua đồ cũ bán đồ cũ thanh lý lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm