Chàng trai 25 tuổi là người sáng
lập Recyclobekia, một trong những công ty đầu tiên ở Trung Đông tái chế đồ cũ từ
rác điện tử. Anh lập công ty 5 năm trước, trong garage của gia đình tại Tanta,
một thành phố cách thủ đô Cairo khoảng 90 km về phía bắc.
Giải thưởng dành cho người thắng
cuộc là 10.000 USD, khoản tiền để hỗ trợ phát triển ý tưởng khởi nghiệp.
Lúc tham gia cuộc thi, Hemdan chỉ
vừa mới nảy ra ý tưởng kinh doanh, và niềm cảm hứng của anh tới từ một chương
trình anh xem trên tivi.
“Tôi xem một phim tài liệu về tái
chế rác điện tử, và tôi nhận ra tiềm năng lớn của việc tách kim loại như vàng,
bạc đồng, bạch kim từ các bo mạch chủ. Đó là một ngành công nghiệp phát triển mạnh
ở châu Âu và Mỹ, song không ai ở Trung Đông tái chế rác điện tử", anh nói.
Ý tưởng thành lập Recyclobekia nảy
ra trong tâm trí Hamden ngay sau khi anh xem phim tài liệu. Và anh giành giải
cao nhất trong cuộc thi.
Tên công ty xuất phát từ cụm từ
“roba bekya”, nghĩa là “đồ cũ” trong tiếng Ai Cập. Những người đàn ông thu mua do cu
phế liệu thường hô “roba bekya” trên các phố ở Cairo để kêu gọi người dân bán
những đồ gia dụng hỏng.
Ngày nay chàng doanh nhân trẻ thuê
20 người để làm việc tại 4 kho, và anh bán lượng rác điện tử trị giá 2,4 triệu
USD mỗi năm.
Trong quá trình kinh doanh,
Hemdan đối mặt nhiều thách thức – bao gồm không có khả năng hoàn thành đơn
hàng, vắt kiệt sức lực của bản thân, sự bất ổn chính trị và bạo loạn tại Ai Cập
từ khi phong trào Mùa xuân Arab bùng nổ.
Đơn hàng đầu tiên
Khởi nghiệp từ năm 2011, gần khoảng
thời gian mà phong trào Mùa xuân Arab bắt đầu, Hemdan đăng quảng cáo trên mục
“Business-to-Business” (nghĩa là “doanh nghiệp với doanh nghiệp” của trang
thương mại toàn cầu Alibaba.
Recyclobekia nhận đơn hàng đầu
tiên khi một khách hàng ở Hong Kong đặt 10 tấn đĩa cứng.
“Vào thời điểm đó, tôi không biết
tôi có thể lấy lượng hàng lớn như thế ở đâu, nhưng tôi vẫn chấp nhận”, Hemdan
nói.
Phần lớn hoạt động quản lý chất
thải ở Cairo phụ thuộc vào Zabbaleen, một cộng đồng người Cơ đốc kiếm sống bằng
nghề mua phế liệu rồi phân loại chúng để bán lại nhựa, giấy và kim loại.
Tuy nhiên, cộng đồng Zabbaleen
không thu mua rác điện tử như máy tính hay máy in cũ. Vì thế Recyclobekia mua
những sản phẩm như thế từ các công ty.
Để hoàn thành đơn hàng đầu tiên từ
Hong Kong, Hemdan nhận ra rằng anh phải có 15.000 USD. Nhưng thời điểm ấy anh
còn chưa giành giải thưởng của cuộc thi Injaz Egypt.
Một ý tưởng lóe lên trong đầu
chàng trai. Anh cố gắng thuyết phục một giáo sư trong trường đại học cho anh
vay tiền, và chấp nhận chia 40% lợi nhuận của thương vụ đầu tiên cho giáo sư.
4 tháng sau, chuyến hàng đầu tiên
đã đến với khách hàng.
Việc giành giải nhất trong cuộc
thi giúp Recyclobekia có thêm một khoản đầu tư để mở rộng quy mô, bao gồm
120.000 USD từ hai nhà đầu tư Ai Cập – Khaled Ismail và Hussein el Sheikh. Hiện
tại hai ông đều là thành viên hội đồng quản trị của công ty.
Nhưng ban đầu hoạt động đầu tư diễn ra không thuận lợi.
“Nếu có nguồn vốn lớn mà không biết
cách điều hành công ty, bạn có thể mắc sai lầm”, Hemdan giải thích.
Sai lầm của Hemdan là mở rộng hoạt
động kinh doanh quá nhanh, và ước tính quá cao lượng rác mà công ty có thể mua.
Mặc dù hợp tác với nhiều công ty
để mua rác điện tử, lượng phế liệu mà họ thải ra thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng
của Recyclobekia. Trong vòng 6 tháng, công ty chỉ có thể mua 6 tấn, thấp hơn rất
nhiều so với mục tiêu.
Để cải thiện tình hình, Hemdan nhận
ra anh phải nhanh chóng tăng cường kiến thức đối với ngành công nghiệp vẫn đang
trong giai đoạn hình thành ở Ai Cập.
Vì thế anh bay sang Hong Kong để
tìm hiểu hoạt động của nhiều doanh nghiệp tái chế rác ở đây.
Hành trình tới Hong Kong khiến
Hemdan nhận ra anh phải thay đổi mô hình kinh doanh của Recyclobekia.
Hồi ấy mô hình của công ty khá
đơn giản: thu, mua thiết bị điện tử hỏng rồi bán chúng cho một khách hàng ở
Hong Kong. Sau đó khách hàng của anh tháo dỡ chúng, phân loại vật liệu và bán
chúng cho các công ty khác để họ nung nóng và tách từng kim loại.
Hemdan nhận ra Recyclobekia có thể
hưởng mức lợi nhuận cao hơn nếu họ loại doanh nghiệp trung gian và tự đảm nhận
việc tháo rời thiết bị điện tử. Mức giá dành cho rác đã được tháo rời và phân
loại cao hơn nhiều so với rác nguyên chiếc.
Vì thế, anh chấm dứt hợp đồng với
khách hàng ở Hong Kong và hợp tác với một công ty chiết tách kim loại ở Đức. Hợp
đồng mới cũng giúp Recyclobekia giảm chi phí vận chuyển.
Bất ổn xã hội
Song khi Hemdan chuẩn bị bay tới
châu Âu lần đầu tiên, anh vấp phải trở ngại khác
“Phải thực hiện nghĩa vụ quân sự
là trở ngại lớn nhất đối với quá trình xây dựng doanh nghiệp của tôi”, anh thổ
lộ.
Khi Hemdan còn là sinh viên, anh
có thể hoãn nghĩa vụ quân sự tới khi tốt nghiệp. Nhưng các sinh viên không thể
sang nước ngoài nếu Bộ Quốc phòng không cấp giấy phép đặc biệt cho họ.
“Quân đội chỉ cho phép tôi sang
nước ngoài trong học kỳ đầu của năm học. Quy định ấy đồng nghĩa với việc tôi phải
hoãn liên tục các chuyến công tác nước ngoài và chỉ có thể đi trong học kỳ đầu”,
anh giải thích.
Tháng 6/2013, Recyclobekia sắp
hoàn tất thỏa thuận với một công ty Đức về việc đầu tư, nhưng một tháng sau hai
bên hủy đàm phán vì quân đội Ai Cập lật đổ cựu tổng thống Mohamed Morsi.
“Giới truyền thông đưa tin quân đội
phong tỏa các con đường và những kẻ khủng bố xuất hiện trên các phố. Đó là thảm
họa đối với chúng tôi. Tới cuối năm 2013, chúng tôi mất phần lớn khoản đầu tư
mà chúng tôi nhận”, anh kể.
Tình trạng chính trị hỗn loạn,
cùng với biến động lớn đối với giá vàng, đẩy công ty tới bờ vực phá sản. Nhưng
Hemdan vượt qua bão tố bằng cách tìm những đối tác ở bên kia Đại Tây Dương. Anh
liên hệ với Dynamic Recycling – một doanh nghiệp tái chế rác tại bang
Wisconsin, Mỹ. Dynamic Recycling đưa ra những điều khoản hấp dẫn hơn so với
công ty bên Đức.
Hiện tại Hemdan muốn mở rộng hoạt động kinh doanh trên khắp Trung Đông.
Anh cũng hợp tác với Jumia – một
doanh nghiệp bán lẻ ở châu Phi – để cho phép cá nhân đổi thiết bị điện tử hỏng
để lấy phiếu mua hàng.
Con O\'Donnell, nhà đầu tư mạo hiểm
đồng sáng lập hội nghị RiseUp dành cho doanh nhân hàng đầu, nhận xét: “Hemdan mắc
sai lầm mà nhiều doanh nhân trẻ vấp phải. Tuy nhiên, anh ấy không thất bại, mà
rút ra bài học từ sai lầm”.
Ở Việt Nam, có một khu Chợ Đồ Cũ
Đặc Biệt Nhất tại Hà Nội. Khách hàng có thể mua các thiết bị bếp
công nghiệp, thiết bị nội thất gia đình, thiết bị nội thất văn phòng, nhà
nghỉ tại khu Chợ Đồ Cũ này. Mọi thông tin vui lòng liên hệ :
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc
thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Quan tâm: chậu
rửa công nghiệp giá rẻ nhất tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng
Sưu tầm