ANTĐ - Nhìn khối tài sản có trong tay của anh Nguyễn Văn Thưởng, Giám đốc Công ty Thương mại và Dịch vụ Thưởng Thưởng với hàng trăm công nhân, không ai có thể nghĩ rằng anh đã đi lên từ nghề tân trang đồ bỏ đi và thu mua… đồng nát.
Mở chợ bán đồ cũ
Anh Thưởng tâm sự 4 năm trong quân ngũ đã rèn cho anh sự tỉnh táo, mạnh mẽ và trên hết là sự quyết tâm, “đã quyết làm việc gì thì sẽ làm cho kỳ được, và phải làm tốt hơn những người đã từng làm trước”. Năm 2009, anh cùng người em trai đứng ra chuyên nhận chuyển nhà, văn phòng trọn gói cho các công ty, xí nghiệp và người dân. Anh nhận ra, nhiều vật dụng mà người ta bỏ đi vẫn có thể sử dụng tốt. Chỉ cần tân trang, sửa chữa vẫn còn có ích cho nhiều người chưa có điều kiện thay vì phải đem bỏ đi vừa lãng phí lại gây hại cho môi trường. Ý tưởng kinh doanh mới chợt nảy ra. Anh quyết định, song song với việc chuyển nhà, văn phòng anh sẽ kiêm luôn việc thanh lý những đồ vật cũ do họ bán lại. Dần dần anh mở rộng thu mua của tất cả mọi người, ai có nhu cầu bán tìm đến anh đều sẽ có một cái giá cả hai bên đều hài lòng.
Lấy chuyện tuổi ấu thơ gian khó để làm phương châm cho con đường kinh doanh đồ cũ của mình, anh Thưởng kể lại câu chuyện về chiếc áo nặng 2 kg để chứng minh cho mọi người thấy những đồ cũ vẫn luôn có giá trị: “Mấy ai bây giờ biết câu chuyện cái áo của tôi lúc đầu may nặng có 2 lạng, đến khi bỏ đi nặng tới 2 cân. Một gia đình đông anh em như gia đình tôi, chiếc áo anh cả mặc, đến khi người em út bỏ đi vá chằng vá đụp biết bao lần, cứ lớp này đè lên lớp khác, khi không còn vá được nữa chẳng nặng tới 2 cân. Giờ nhiều người có điều kiện, không còn mấy người phải mặc những chiếc áo vá như thế. Nhưng ấu thơ trong tôi đã dạy tôi rằng, đồ vật lúc nào cũng có giá trị của nó kể cả đã qua sử dụng. Tôi muốn những đồ tôi mua rẻ được có thể đến tay những người ít có điều kiện với giá hợp lý nhất”.
Ban đầu, anh thuê một cửa hàng có mặt bằng khoảng 500m² ở khu vực Bắc Thăng Long làm nơi tập kết hàng hóa và trao đổi mua bán. Nhưng một thời gian ngắn sau đó, công việc nhanh chóng tiến triển, diện tích này không còn đáp ứng được nhu cầu của công việc. Nhận thấy khu chợ đầu mối Bắc Thăng Long bị bỏ không từ nhiều năm, với diện tích lên tới 20.000 m² chắc chắn là nơi lý tưởng cho việc kinh doanh của anh. Sau nhiều khó khăn để có được địa điểm kinh doanh, chợ đồ cũ của anh đã được đi vào hoạt động. Giờ đây anh đã gây dựng được tên tuổi công ty, mọi người nhiều nơi bắt đầu tìm đến anh. Giờ anh đã có đội ngũ hơn 100 nhân viên lành nghề, trong đó có nhiều người vừa đi học vừa đi làm. Có người chia sẻ, làm việc ở đây, chính là một cơ hội lớn để được thực hành mà không phải trường lớp nào cũng đủ điều kiện. Anh chia sẻ anh muốn gây dựng khu chợ và tập trung dạy nghề cho các nhân viên để nhân viên của anh khi tự ra thương trường có thể sống khỏe, sống tốt với vốn kiến thức học được ở đây - để “bất cứ nhân viên nào của chợ đồ cũ Bắc Thăng Long khi vấp ngã đều có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ”.
Anh Thưởng tâm sự 4 năm trong quân ngũ đã rèn cho anh sự tỉnh táo, mạnh mẽ và trên hết là sự quyết tâm, “đã quyết làm việc gì thì sẽ làm cho kỳ được, và phải làm tốt hơn những người đã từng làm trước”. Năm 2009, anh cùng người em trai đứng ra chuyên nhận chuyển nhà, văn phòng trọn gói cho các công ty, xí nghiệp và người dân. Anh nhận ra, nhiều vật dụng mà người ta bỏ đi vẫn có thể sử dụng tốt. Chỉ cần tân trang, sửa chữa vẫn còn có ích cho nhiều người chưa có điều kiện thay vì phải đem bỏ đi vừa lãng phí lại gây hại cho môi trường. Ý tưởng kinh doanh mới chợt nảy ra. Anh quyết định, song song với việc chuyển nhà, văn phòng anh sẽ kiêm luôn việc thanh lý những đồ vật cũ do họ bán lại. Dần dần anh mở rộng thu mua của tất cả mọi người, ai có nhu cầu bán tìm đến anh đều sẽ có một cái giá cả hai bên đều hài lòng.
Lấy chuyện tuổi ấu thơ gian khó để làm phương châm cho con đường kinh doanh đồ cũ của mình, anh Thưởng kể lại câu chuyện về chiếc áo nặng 2 kg để chứng minh cho mọi người thấy những đồ cũ vẫn luôn có giá trị: “Mấy ai bây giờ biết câu chuyện cái áo của tôi lúc đầu may nặng có 2 lạng, đến khi bỏ đi nặng tới 2 cân. Một gia đình đông anh em như gia đình tôi, chiếc áo anh cả mặc, đến khi người em út bỏ đi vá chằng vá đụp biết bao lần, cứ lớp này đè lên lớp khác, khi không còn vá được nữa chẳng nặng tới 2 cân. Giờ nhiều người có điều kiện, không còn mấy người phải mặc những chiếc áo vá như thế. Nhưng ấu thơ trong tôi đã dạy tôi rằng, đồ vật lúc nào cũng có giá trị của nó kể cả đã qua sử dụng. Tôi muốn những đồ tôi mua rẻ được có thể đến tay những người ít có điều kiện với giá hợp lý nhất”.
Ban đầu, anh thuê một cửa hàng có mặt bằng khoảng 500m² ở khu vực Bắc Thăng Long làm nơi tập kết hàng hóa và trao đổi mua bán. Nhưng một thời gian ngắn sau đó, công việc nhanh chóng tiến triển, diện tích này không còn đáp ứng được nhu cầu của công việc. Nhận thấy khu chợ đầu mối Bắc Thăng Long bị bỏ không từ nhiều năm, với diện tích lên tới 20.000 m² chắc chắn là nơi lý tưởng cho việc kinh doanh của anh. Sau nhiều khó khăn để có được địa điểm kinh doanh, chợ đồ cũ của anh đã được đi vào hoạt động. Giờ đây anh đã gây dựng được tên tuổi công ty, mọi người nhiều nơi bắt đầu tìm đến anh. Giờ anh đã có đội ngũ hơn 100 nhân viên lành nghề, trong đó có nhiều người vừa đi học vừa đi làm. Có người chia sẻ, làm việc ở đây, chính là một cơ hội lớn để được thực hành mà không phải trường lớp nào cũng đủ điều kiện. Anh chia sẻ anh muốn gây dựng khu chợ và tập trung dạy nghề cho các nhân viên để nhân viên của anh khi tự ra thương trường có thể sống khỏe, sống tốt với vốn kiến thức học được ở đây - để “bất cứ nhân viên nào của chợ đồ cũ Bắc Thăng Long khi vấp ngã đều có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ”.
Mua tất cả những thứ bỏ đi
Chia sẻ về công việc, anh cho biết điều anh hối tiếc nhất cho đến thời điểm này chính là hàng anh bán ra phần lớn cho người giàu chứ không phải cho những người nghèo không đủ điều kiện như ý định ban đầu của anh. Bởi từ khi anh đã có tiếng tăm trên thương trường, anh cũng nhận được nhiều đồ thanh lý từ những nhà hàng khách sạn nổi tiếng như Metropole, Hilton… và phần lớn những đồ vật mua ở đây đều được những hộ kinh doanh lớn mua lại vì vừa chất lượng, vừa rẻ. Có mặt tại xưởng của anh bản thân tôi cũng choáng ngợp bởi la liệt hàng hóa. Từ những đồ nhỏ như cái đèn dầu, đèn chụp, điện thoại bàn, tranh ảnh cho tới những bộ bàn ghế gỗ cỡ lớn, những bộ máy cán giấy, máy in khổng lồ. Thậm chí là cả những vò rượu lớn của một hàng rượu trên phố Lò Đúc thanh lý… Anh cho biết bất cứ thứ gì anh cũng thu mua. Có nhiều thứ để lâu cũng bị hỏng, không còn giá trị sử dụng đến lúc này anh lại cho tháo dỡ, bộ phận nào dùng được thì giữ lại, không lại đem bán để tái sử dụng. Anh đã từng mua và bán những thứ đồ mà cho đến nay vẫn chưa biết đó là cái gì. Khi là cái bình vừa to vừa dài, có ống hút mà chẳng biết châm lửa ở đâu. Khi là cái hộp sắt cũ kỹ mà ngay cả các nhân viên kỹ thuật lành nghề nhất của anh cũng không biết mở. Nhiều người đã từng tìm đến anh để có thể sở hữu những món đồ độc đáo với giá rẻ đến mức bất ngờ.
Trong số những món đồ anh mua được có lẽ ấn tượng nhất là chiếc sập lớn làm bằng gỗ trắc với những chạm trổ bốn mặt vô cùng tinh xảo. Cách đây gần 3 năm, anh đã bỏ ra 300 triệu để mua. Theo anh, đó là một mức giá bình thường, không hề rẻ. Song, chỉ vài năm sau, giá gỗ trắc đắt lên chóng mặt, chỉ tính riêng tiền gỗ, chiếc sập kia đã có giá tới hơn 1 tỷ, chưa kể những chạm trổ tinh xảo. Bởi vậy anh nhất quyết không bán mà sẽ giữ làm kỷ niệm. Món đồ thứ hai anh muốn kể đến là bộ bàn ghế bằng gỗ sưa anh mua được trong một hoàn cảnh vô cùng may mắn. Khi nhân viên thu mua gọi điện về, chỉ tả qua hình dáng anh đã đoán biết là gỗ sưa. Nhanh chóng giao dịch được thực hiện, chỉ với 2 triệu đồng đầu tư nhưng đã có khách trả tới cả trăm triệu. Hiện bộ bàn ghế vẫn được anh để trong phòng tiếp khách.
Du lịch đồ cổ
Anh Thưởng đang có mong muốn mở một khu chợ đặc biệt mang tên “chợ văn hóa đồ cũ, đồ cổ”. Anh cho rằng đó sẽ là nơi mọi người tập trung những cổ vật để tất cả đều có thể cùng chiêm ngưỡng, giao lưu, mạn đàm và trao đổi theo hình thức ký gửi. Du khách thập phương từ đó sẽ có một điểm đến để chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá khắp cả nước thậm chí cả ở nước ngoài. Anh dự định sẽ lập một quỹ với số tiền tương đối lớn để làm đảm bảo cho những đồ vật được gửi tại đây. Anh cho rằng, biết đâu, một ngày nào đó, khi khu chợ thành công, anh sẽ trở thành người đặt những viên gạch đầu tiên cho một hình thức du lịch mới: Du lịch đồ cổ.
Hiện anh vẫn thừa sức sống tốt với những gì đang có, đủ sức lo cho cả trăm nhân viên của mình mà chẳng cần đầu tư vào đâu. Nhưng anh khẳng định sẽ thực hiện tới cùng dự định “du lịch đồ cổ” của mình Và biết đâu đấy, người đàn ông này sẽ thực hiện được hoài bão to lớn - xây dựng thành công một khu “chợ văn hóa đồ cũ đồ cổ”.
Đỗ Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét