Một bất ngờ mới đây được giới khảo
cổ học biết đến khi hàng vạn
đồ cũ cổ vật được
vớt lên từ đáy sông này và đang được bảo quản bởi một người… thợ sửa thuyền.
Kho cổ vật ấy được đánh giá có giá trị to lớn.
Tình cờ và bất ngờ khi Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chìa ra một mảnh đá hao hao như những chiếc
rìu từ thời tiền sử với những nét óng ả, mòn nhẵn mà không thể một chiếc máy cắt
đá hiện đại nào có thể làm được. Anh khoe với chúng tôi, đây là một trong những
tặng phẩm được một người đam mê đồ cổ tặng anh. Đó là khi đi khảo sát lại con
đường “tâm linh” mà trước đây “cụ” Trần Nhân Tông đã đi để đến và lập nên Thiền
phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng, vị phó chủ tịch tỉnh này có ghé qua nhà của một
người chuyên nghề sửa thuyền nhưng lại có niềm đam mê
đồ cũ đồ cổ. Thấy thật lạ khi
nhà người này có đến hàng nghìn món đồ cổ, nằm ngổn ngang - kết quả của hàng chục
năm ông tự mình bỏ tiền ra mua lại khi những chuyến tàu hút cát vớt lên từ đáy
sông Lục Nam huyền thoại.
Chúng tôi lên đường tìm đến người
đàn ông kỳ lạ này khi chỉ biết một thông tin duy nhất rằng ông là người đang sống
trên quãng sông gần cầu Từ thuộc xã Phượng Sơn (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang). Khi đến vùng đất này, chúng tôi thực sự bất ngờ khi hỏi về một người
đàn ông đang sưu tầm những đồ cổ ấy thì tất cả mọi câu trả lời đều hướng đến
nhà ông Lưu Văn Kiên (thôn Bòng, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang).
Đón chúng tôi trong căn nhà có phần
đơn sơ của mình, ông Kiên (SN 1966) cười rất tươi khi chúng tôi hỏi về căn
nguyên nào để ông dám bỏ cả đống tiền ra
mua đồ cũ cổ vật? Rồi làm
thế nào thu gom được từng ấy cổ vật trong nhà? Ông Kiên cho rằng, nếu không có
sự… tức khí ban đầu thì sẽ không có việc ông đang sở hữu hàng nghìn món cổ vật
như hiện nay.
Kho đồ cổ khổng lồ dưới lòng sông
Trầm ngâm bên ấm trà mạn, ông Lưu
Văn Kiên nhớ lại cách đây khoảng gần 20 năm về trước, ông làm nghề sửa chữa tàu
thuyền trên bến sông này. Thời gian và kinh nghiệm giúp ông trở thành một trong
những người sửa phương tiện vận tải thủy có uy tín nên được nhiều tàu thuyền
qua lại ghé vào sửa chữa. Bên câu chuyện không đầu, không cuối ông phát hiện ra
rằng, những con tàu đang khai thác khoáng sản dưới lòng sông thường tìm được rất
nhiều cổ vật quý giá. Không ít trong số đó gạn được những món vật quý với giá
trị lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Vài người mang khoe ông
những món đồ tuyệt đẹp tìm thấy dưới lòng sông đang được dân sành chơi
do cu đồ cổ truy lùng, trả giá cao. Mà lạ thay, tất
cả chỉ được tìm thấy ngay dưới dòng sông Lục Nam với bán kính cách nhà ông khoảng
chừng vài ki lô mét. Ông hỏi
mua đồ cũ luôn vài món đồ ấy chỉ với một mong ước là trong nhà
có tí “đồ cổ”, mà nhất là đồ cổ được đưa lên từ sông Lục, con sông gắn với ông
cả cuộc đời.
Dần dà, ông tích lũy được kha khá
những món đồ mà dân thuyền chài ghé qua nhà ông bán lại. Đó là chiếc bình gốm với
những họa tiết đơn sơ nhưng khá mượt mà; những khẩu súng nòng cong queo, những
chiếc bát vỡ mà ông chưa nhìn thấy bao giờ; những chiếc rìu đá, những vật dụng
đánh lửa, những chiếc cối giã trầu ngày xưa… Ông như thấy cả một lịch sử của
vùng đất quê mình hiện hữu trong những đồ cổ ấy. Nhiều tay chơi đồ cổ biết tiếng
đã lần về nhà ông để kiểm tra và trả giá. Với nỗi lo cơm áo gạo tiền, ông đã phải
đành lòng bán đi một số những cổ vật trong đó. “Mới đây thôi, có một vật đẹp lắm
tôi mua lại của cánh thuyền chài với hình dạng là những cánh sen đang bung nở.
Các mặt đều có chạm khắc rồng rất tinh xảo mà máy móc bây giờ cũng không làm được.
Tất cả đều được làm bằng chất liệu gì đó đen nhánh nhưng lại rất dẻo. Có người
trả hơn 20 triệu đồng, tôi đành bán”, ông Kiên tâm sự.
Ông Kiên giới thiệu một số cổ vật cho khách.
Đó cũng là số tiền lớn nhất ông
thu được từ một món đồ cổ ông sưu tầm được. Sau gần 20 năm “tích trữ”, nhà ông
Kiên hiện đã đầy ắp những món đồ cổ được vớt lên từ dưới dòng sông Lục Nam. Một
góc nhà được ông chưng những bình vôi, chiếc bát, chén, những chiếc bình đủ mọi
hình dạng... Có những chiếc mượt mà với lớp men xanh mướt, có những chiếc mai
mái, hoặc trắng ngần với lớp gốm nguyên sinh.
Mở chiếc tủ gỗ đặt giữa nhà là
hàng trăm những chiếc rìu đá, dao đá, hòn đánh lửa… từ xù xì, mộc mạc cho đến
nhẵn thín có thể soi gương được. Rồi lổng chổng bên cạnh là những bình toong,
súng hỏa mai, thanh gươm hoen rỉ… Trang trọng lắm, ông đặt lên bàn uống nước là
vài hình con rồng, con nghê, chó đá nhỏ nhắn, xinh xắn và đầy bí ẩn.
“Tôi bảo với mọi người là có đồ
gì vớt được từ dưới sông này tôi mua hết, thậm chí cả những đồ vỡ, không bán được
cho ai, tôi vẫn mua. Chính vì thế, ai có gì cũng mang bán cho tôi. Không có tiền,
tôi đi vay bạn bè, người thân để mua. Vợ tôi ban đầu cho rằng tôi gàn dở khi bỏ
tiền mua
thanh ly do cu mấy thứ chả có giá
trị gì. Nhưng lâu dần, bà thấy tôi đam mê mấy món đồ này quá nên đành phải chịu!”,
ông Kiên nói.
Cũng theo ông Kiên, năm nay ông sẽ
dành tiền để xây một ngôi nhà mới, trong đó sẽ dành riêng một phòng để trưng
bày những cổ vật này với mong muốn những người đến thăm sẽ biết được một phần lịch
sử thông qua những món đồ vớt lên từ đáy Lục giang.
Giật mình với những giá trị trầm tích
Đem câu chuyện của ông Kiên để
tìm Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang Đỗ Tuấn Khoa, hóa ra ông Khoa không lạ gì
người đàn ông này. “Tôi cũng đã cùng với một số nhà nghiên cứu lịch sử đến nhà
ông Kiên nhiều lần rồi và giật mình bởi số lượng những cổ vật ở đây nhiều quá.
Theo những đánh giá ban đầu của chúng tôi thì chúng hội tụ cả từ văn hóa Đông
Sơn, thời Hán Đường, thời Bắc thuộc đến thời Lý Trần, Lê, Nguyễn…”, ông Khoa
cho biết.
Ông Đỗ Tuấn Khoa, Giám đốc Bảo
tàng Bắc Giang bất ngờ về một cổ vật ông mua
thanh
lý đồ cũ được từ ông Kiên
Theo ông Đỗ Tuấn Khoa, những cổ vật
mà ông Kiên đang có phản ánh đúng lịch sử của vùng đất ấy. Đó là dấu tích của một
vùng văn hóa lịch sử có từ lâu đời dọc theo sông Lục Nam. Trên địa chí thì làng
Bòng nơi ông Kiên đang sinh sống như là một tiền tiêu đầu tiên nằm sát sông,
xuôi một chút là vùng đất cổ Khám Lạng tiếp nối hệ thống của di tích Tây Yên Tử
thời Lý -Trần.
Đặc biệt, trong những năm trước
đây, tỉnh Bắc Giang đã 2 lần tổ chức khai quật những di chỉ cầu Từ, cách nhà
ông Kiên không xa và đã phát hiện rất nhiều những dấu tích điển hình của thời
Lý – Trần với những chân móng nhà, chùa, vật liệu xây dựng, điêu khắc, linh
thú… “Đặc biệt là hiện vật thời Trần hiện hữu rất nhiều trong kho đồ cổ của ông
Kiên. Đồ gốm đó không chệch đi đâu được, người am hiểu một chút về gốm có thể
nhìn ra ngay gốm Lý, gốm Trần. Nó là những minh chứng bổ sung về một Bắc Giang
có lịch sử văn hóa rất lâu đời”, ông Khoa nói.
Tuy vậy, để có một cơ chế khuyến
khích hợp lý cũng như quảng bá những giá trị từ những cổ vật được tìm thấy dưới
dòng Lục Nam còn là cả một vấn đề phức tạp phía sau. “Khi Bảo tàng Bắc Giang
lên làm việc với ông Kiên, chúng tôi cũng mong muốn khi ông phát hiện ra những
vấn đề mới thì cần thông báo cho chúng tôi. Không loại trừ ông ấy phát hiện ra
những hiện vật quý về khảo cổ học mà ta không biết thì rất tiếc, rất phí. Tất
nhiên, còn một số hiện vật mình chưa thể kiểm chứng được nhưng đến nay có thể
khẳng định là lòng sông Lục Nam chứa rất nhiều những lớp trầm tích lịch sử cần
có một sự nghiên cứu công phu, khoa học”, ông Khoa nói.
“Mình vẫn thèm tiền”
Ông Kiên tâm sự, trong suốt khoảng
thời gian ông sưu tầm đồ cổ, ông gặp không ít trường hợp mang đồ cổ “giả” đến
lòe ông. “Gần như có cái gì đấy ngờ ngợ trong người khi nhìn những món đồ như
thế. Ví dụ như đồ gốm, chất men luôn khác bây giờ, phần nào hỏng thì nó hỏng,
phần nào nhìn qua đã thấy nó đẹp là thực sự phải chất, có ố một chút, có hỏng một
chút nó vẫn đẹp. Tuy nhiên, tất cả chỉ là cảm tính của tôi chứ chẳng có ai mách
bảo. Nhưng tôi vẫn phải bán đi nhiều món đồ có giá trị, có những món đến vài chục
triệu còn món đồ vài triệu thì rất nhiều. Con trai tôi cũng khuyên tôi không
nên bán nhưng quả thực, nhiều lúc mình vẫn thèm tiền. Có tiền mới mua thêm được
nhiều món đồ khác nữa”.
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Sưu tầm